Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024 | 15:4

Xuất khẩu thịt lợn bền vững: Doanh nghiệp phải tiên phong

Ngành chăn nuôi của Việt Nam được đánh giá thuộc top đầu thế giới về sản lượng, nhưng con số xuất khẩu lại khá thấp, hầu hết các sản phẩm từ thịt lợn đều chưa xuất được sang Trung Quốc.

Cần có lộ trình xuất khẩu và doanh nghiệp phải tiên phong trong việc xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, đặc biệt trong chăn nuôi lợn, hướng tới thu hẹp khoảng cách giữa sản xuất trong nước và xuất khẩu.

Loay hoay mở cửa thị trường

Nước ta đứng thứ sáu trên thế giới về sản xuất thịt lợn với sản lượng hơn 2,7 triệu tấn trong năm 2023. Trong khu vực Đông Nam Á, xếp sau Việt Nam là Philippines với sản lượng 1 triệu tấn.

Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2023, Việt Nam xuất khẩu 22,45 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 110,35 triệu USD, tăng 19% về lượng và tăng 30,4% về trị giá so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu 12.300 tấn thịt lợn, tăng 28%.

Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá, số liệu xuất khẩu này chưa xứng tầm với tổng đàn và tiềm năng ngành chăn nuôi của Việt Nam. Đáng chú ý, hiện nay ngành chăn nuôi đang phát triển rất nhanh, các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nhiều đã gây ra tình trạng dư thừa. Chính vì thế, xuất khẩu trở thành một định hướng bắt buộc phải đẩy mạnh.

Trung Quốc với hơn 1,4 tỷ dân là thị trường tiềm năng xuất khẩu thịt và sản phẩm chăn nuôi  của Việt Nam.

Trong khi đó, nhìn sang thị trường Trung Quốc, mặc dù đây là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất thịt lợn (thị phần thịt xẻ chiếm 49% tổng thịt lợn thế giới), nhưng với hơn 1,4 tỷ dân, nước này vẫn là thị trường tiềm năng về thịt và sản phẩm chăn nuôi  (đứng đầu tiêu thụ thịt lợn, thứ hai về tiêu thụ thịt bò và thịt gia cầm của thế giới).

Đặc biệt, thói quen tiêu dùng thực phẩm, trong đó có sản phẩm chăn nuôi của thị trường Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam như: nhu cầu tiêu thụ thịt lợn lớn, thói quen tiêu dùng thịt tươi, thịt nóng, tiêu dùng nội tạng động vật… Ngoài ra, về vị trí địa lý, Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới đất liền dài 1.449,56km, thông qua 9 cặp cửa khẩu có thể rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hoá, giảm chi phí.

Đánh giá về thị trường Trung Quốc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, Trung Quốc là thị trường có dân số đông, nhu cầu thực phẩm lớn. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt lên tới khoảng 400 tỷ USD/năm, do đó, dư địa để xuất khẩu thịt sang Trung Quốc cao gấp nhiều lần so với mặt hàng rau quả.

Doanh nghiệp phải tiên phong

Nước ta có rất nhiều cơ sở chăn nuôi lớn hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam cũng như thế giới. Nhưng để hình thành vùng an toàn dịch bệnh (ATDB), đòi hỏi vai trò quản lý của Nhà nước trong kết nối những cơ sở ATDB  vào trong một sân chơi, tuân thủ chung quy định.

Bên cạnh đó, các ngành, địa phương phải có các giải pháp, đề án triển khai thật đồng bộ. Đặc biệt, các tỉnh, thành phố phải nhận thức đúng về chủ trương, chiến lược, đầu tư đúng mức để xây dựng chuỗi, vùng ATDB động vật phục vụ xuất khẩu, nâng giá trị của ngành chăn nuôi trong cơ cấu nền nông nghiệp.

Đồng thời, doanh nghiệp và người dân cần chăn nuôi theo quy trình khép kín từ giống, thức ăn dinh dưỡng, phòng bệnh an toàn sinh học, giết mổ, chế biến và vận chuyển. Cụ thể, tập trung chăn nuôi an toàn sinh học và xây dựng chuỗi, vùng ATDB động vật phục vụ xuất khẩu có biện pháp phòng chống dịch bệnh từ sớm, từ xa để xây dựng vùng chăn nuôi an toàn sinh học hướng tới xuất khẩu.

Theo báo cáo của Cục Thú y, đến nay, cả nước có 4.464 lượt cấp chứng nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh với 2.257 cơ sở và vùng còn hiệu lực chứng nhận tại 59 tỉnh, thành phố.

Theo ông Nguyễn Văn Long, Cục trưởng Cục Thú y, việc ký các bản ghi nhớ về xây dựng vùng an toàn dịch bệnh với bệnh lở mồm long móng (LMLM) là sự nỗ lực rất lớn của Việt Nam nói chung và Bộ Nông nghiệp và PTNT nói riêng với nước bạn Trung Quốc. Theo đó, vùng ATDB cần được lựa chọn dựa trên đặc điểm ngăn cách địa lý, hàng rào nhân tạo và quy định của pháp luật. Vùng ATDB phải được xây dựng tập trung và liên tục.

Đưa ra giải pháp để thịt lợn có thế xuất sang Trung Quốc, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, đầu tiên là đảm bảo ATDB, an toàn thực phẩm, nếu cả hệ thống chính trị, các nguồn lực không được vận dụng thì khó thành.

Đặc biệt, các ngành cần tập trung vào 3 mũi nhọn: chống buôn lậu; xiết chặt nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu. Nhiều bệnh giờ đã có vắcxin, để tạo vùng ATDB, cần tăng tỷ lệ tiêm phòng. Cần xây dựng vùng ATDB theo chuỗi chứ không rời rạc như bao khoai tây. Cần lập lại hệ thống thú y các cấp.

Đại diện của CP Việt Nam cho biết, vắcxin LMLM đơn vị tiêm đạt hiệu lực trên 90% (trong khi Trung Quốc yêu cầu đạt trên 70%) nên hoàn toàn ủng hộ việc triển khai vùng ATDB của Cục Thú y.

Đại diện Công ty Greenfeed đề nghị các địa phương, sở ban ngành có kế hoạch cụ thể khi xây dựng vùng ATDB; có hướng dẫn cụ thể cho doanh nghiệp trong cách thức đăng ký tham gia; giúp đào tạo nhân lực.

Đại diện Công ty Japfa khẳng định, nhờ tiêm vắcxin mà đơn vị chưa xuất hiện ca LMLM nào. Đồng thời, đề nghị khi các địa phương xây dựng xong xã, huyện ATDB thì cung cấp thông tin công khai để doanh nghiệp biết mà đồng hành.

Năng lực xuất khẩu chủ yếu nằm ở các doanh nghiệp lớn. Theo tìm hiểu của phóng viên, lý do chính mà các doanh nghiệp chăn nuôi của nước ngoài cũng như Việt Nam không mặn mà với việc xuất khẩu  là do chi phí sản xuất cao, cạnh tranh khó; giá bán tại nội địa đang cao nên không dại gì xuất khẩu.

“Trung Quốc đang cần nhập 25 triệu con lợn mỗi năm mà Việt Nam không xuất khẩu được, đến lúc họ đã có đối tác rồi là rất khó. Mọi thứ thuận lợi như thế mà không làm được là tại chúng ta. Doanh nghiệp phải đi tiên phong trong việc xây dựng vùng ATDB để xuất khẩu chứ đừng nghĩ sẽ chỉ bán mãi ở Việt Nam. Phải tính lộ trình xuất khẩu, chứ không chỉ đổ đầu trong 100 triệu dân nội địa”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

 

Chí Thanh
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top