Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam vừa tổ chức chương trình Xúc tiến thương mại, kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các Hợp tác xã năm 2022.
Theo báo cáo của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam, tính đến hết tháng 11/2022, toàn tỉnh có 299 hợp tác xã , quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động (242 Hợp tác xã nông nghiệp; 32 hợp tác xã phi nông nghiệp; 12 quỹ tín dụng nhân dân). Tổng số thành viên trong các Hợp tác xã là 180.530 người, thu nhập bình quân người lao động 35 triệu đồng/năm.
Thời gian qua, các hợp tác xã đã chú trọng nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa, dịch vụ, xây dựng các chuỗi liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; mạnh dạn đầu tư vốn, khoa học, kỹ thuật công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp…, từ đó sản xuất và cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ, có tem, nhãn mác, mã vạch hàng hóa đảm bảo tiêu chuẩn và có tiềm năng xuất khẩu.
Các đại biểu tham dự hội nghị
Đáng chú ý, trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã hình thành hơn 20 hợp tác xã nông nghiệp có sản phẩm thế mạnh thuộc 6 nhóm sản phẩm được sản xuất theo chuỗi giá trị tiêu biểu như các sản phẩm: lúa gạo, bún phở khô, bánh đa quạt, bánh tráng đa nem, các sản phẩm dược liệu, rau màu, hoa quả, các loại thủy sản nước ngọt...
Phát huy vai trò là cầu nối liên kết giữa các hợp tác xã trên địa bà tỉnh Hà Nam với các doanh nghiệp, nhà phân phối trong và ngoài nước, thời gian qua, Liên minh Hợp tác xã tỉnh đã tăng cường các hoạt động kết nối, giúp cho các hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh được gặp gỡ trao đổi thông tin trong sản xuất, chế biến cũng như thúc đẩy giao thương hàng hóa, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhiều sản phẩm thế mạnh, đặc sản của Hà Nam và các địa phương, vùng miền đã được quảng bá rộng rãi, từng bước thâm nhập vào các kênh phân phối hiện đại và có mặt tại thị trường các tỉnh, thành lớn trong cả nước, được người tiêu dùng ưa chuộng...
Năm 2022 là năm thứ 4, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam tổ chức chương trình xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm các hợp tác xã. Với quy mô hơn 40 gian hàng trưng bày, Chương trình thu hút sự tham gia của 20 hợp tác xã trong tỉnh, 8 hợp tác xã của các tỉnh bạn, 5 doanh nghiệp liên kết chuỗi giá trị với hợp tác xã . Các sản phẩm trưng bày, giới thiệu, giao thương tại Hội nghị đều là hàng được sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP, Organic đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đạt chứng nhận OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu...
Trong khuôn khổ hội nghị, đại diện các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã đã trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm, những mô hình tiêu biểu trong tổ chức sản xuất và kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm của các hợp tác xã, đồng thời đề xuất nhiều giải pháp để hoạt động kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ngày càng hiệu quả như: xây dựng hình ảnh, thương hiệu, mẫu mã, bao bì; các giải pháp chế biến sâu nông sản hàng hóa; những khó khăn trong việc quản lý, điều hành hợp tác xã, quy hoạch vùng sản xuất sản phẩm; xây dựng sàn thương mại điện tử hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho hợp tác xã ; nâng cao năng lực quản trị, đổi mới công nghệ trong sản xuất, quản lý…
Sản phẩm bánh đa Kiện Kê (Thanh Liêm - Hà Nam)
Cũng trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu có những trao đổi, chia sẻ nhằm nâng cao năng lực về thị trường, khách hàng. Đặc biệt, là đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Mạnh Cường đã ghi nhận, đánh giá cao những kết quả Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam đạt được trong thực hiện vai trò cầu nối hỗ trợ phát triển các thành viên, nhất là việc tạo điều kiện cho các hợp tác xã tham gia chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm, hội chợ giới thiệu, quảng bá nông sản.
Đại diện các đơn vị, doanh nghiệp ký biên bản ghi nhớ, hợp đồng hợp tác tiêu thụ nông sản
Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng đề nghị Liên minh Hợp tác xã tỉnh Hà Nam cần tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế tập thể. Tiếp tục tham mưu cho tỉnh ban hành những cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Làm tốt công tác cung cấp thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp, thương nhân đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua các sàn giao dịch điện tử. Các hợp tác xã cần tập trung nâng cao năng lực quản trị, điều hành, đổi mới sáng tạo, đổi mới tư duy, dám nghĩ, dám làm để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh chuyển đổi số trong quá trình sản xuất và quản trị hoạt động của hợp tác xã…
Tại hội nghị, các đại biểu đã chứng kiến lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp đồng hợp tác tiêu thụ nông sản giữa các hợp tác xã và các doanh nghiệp có nhu cầu kết nối trong và ngoài tỉnh, và tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm thế mạnh của Liên minh Hợp tác xã các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Với sự trợ lực từ các chính sách kích cầu kịp thời của Chính phủ, làn sóng thu hút đầu tư sau dịch bệnh và cả sự nỗ lực, chuyển mình từ chính doanh nghiệp đã khiến nhiều địa phương, đặc biệt là Tuyên Quang tận dụng tối đa “thời điểm vàng” này để phát triển kinh tế, thu hút nhiều nhà đầu tư bất động sản (BĐS) tiềm năng.
Chiều ngày 02/9/2023 tại hội trường Trân Châu Beach & Resort (tọa lạc tại Thị trấn Phước Hải, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), toàn thể Ban Lãnh đạo, đội ngũ Trân Châu Beach & Resort hân hoan công bố quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn 4 sao. Sự kiện càng mang ý nghĩa đặc biệt hơn khi diễn ra trong không khí cả nước tưng bừng đón chào kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh Việt Nam.
Tích cực thúc đẩy doanh nghiệp nắm bắt mọi cơ hội gia tăng lợi nhuận trên cơ sở tối ưu chi phí kinh doanh, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ phí đối với các dịch vụ tài chính doanh nghiệp thiết yếu trong khuôn khổ “Chương trình Combo phí ưu đãi dành cho Khách hàng Doanh nghiệp tại BAC A BANK”.
Xác định ĐBSCL là một trong những khu vực phát triển kinh tế trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, Agribank luôn đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tại khu vực này, đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản và lúa gạo, góp phần tích cực phát triển kinh tế, xã hội địa phương
Mới đây, Ban Tổ chức giải Hà Nội Marathon Techcombank cùng đại diện chính quyền TP. Hà Nội và đông đảo vận động viên đã dành phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn thương tâm tại Hà Nội và lũ quét ở Lào Cai. Techcombank đã đóng góp 1,1 tỷ đồng để chia sẻ khó khăn và mất mát với gia đình người bị nạn.