Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 7 tháng 9 năm 2024 | 10:46

Yên Sơn: Nâng cao giá trị, xây dựng thương hiệu sản phẩm hồng ngâm không hạt

Theo ông Tạ Văn Tình, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyên Yên Sơn (Tuyên Quang), mặc dù diện tích trồng hồng ngâm trên địa bàn không lớn nhưng hiệu quả kinh tế mang lại cao, giá bán, thị trường tiêu thụ ổn định. Đặc biệt, gần như quả hồng chưa bao giờ mất giá.

Chất lượng được nâng lên

Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Sơn có hơn 100 ha hồng ngâm, trồng tập trung ở xã Xuân Vân, Trung Trực, Kiến Thiết, Kim Quan, với năng suất trung bình đạt 57,7 tạ/ha. Xuân Vân được xem là xã có diện tích lớn của huyện. Trao đổi với phóng viên KTNT, ông Triệu Ngọc Lý, Phó chủ tịch UBND xã Xuân Vân cho biết, hồng được người dân trồng từ lâu, có những cây tuổi đời tới 50-60 năm. Hiện, xã có 26,8 ha, hồng ngâm Xuân Vân (người dân hay gọi: hồng ngâm không hạt Xuân Vân, hồng không hạt Xuân Vân), trong đó, có khoảng 10 ha có tuổi đời 20 năm trở lên, còn lại là dưới 20 năm tuổi.

Hiện nay, huyện Yên Sơn có trên 100ha hồng ngâm.

Trước đây, hồng trồng theo truyền thống, những năm gần địa phương chỉ đạo cán bộ khuyến nông gặp gỡ, hướng dẫn bà con kỹ thuật trồng, chăm sóc, tăng sản lượng, chất lượng mẫu mã. Từ khi bà con được tập huấn sản lượng đã tăng lên, trong khi chất lượng vẫn đảm bảo. Mới đây, Viện Bảo vệ thực vật thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất hồng ngâm Xuân Vân hiệu quả và bền vững, tạo sản phẩm OCOP cho huyện Yên Sơn”, qua đây, hướng dẫn bà con cách ghép, trồng, chăm sóc quả đảm bảo không bị rụng. Trước đây, quả bị nấm rụng nhiều. Khi viện về nghiên cứu sử dụng thuốc đặc trị đã hạn chế việc rụng quả. Năm 2024, xã khuyến cáo các hộ trồng nên sử dụng thuốc đặc trị trị nấm, phun đúng thời vụ, từ đó nâng cao giá trị, ông Lý cho biết.

Chính quyền địa phương phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật xử lý hiện tượng rụng quả hồng tại xã Xuân vân.

Trao đổi với phóng viên, ông Triệu Văn Tuyển, Giám đốc HTX Nông lâm nghiệp Xuân Vân cho biết, HTX có 60 ha hồng đang cho thu hoạch, sản lượng dự kiến 40 tấn. Thời gian qua, HTX đã phối hợp với Viện Bảo vệ thực vật xây dựng đề tài nghiên cứu ứng dụng công nghệ cho sản phẩm hồng ngâm Xuân Vân hiệu quả và bền vững, từ đó nâng cao chất lượng, mẫu mã quả hồng. Kết quả, so với trước sản lượng tăng từ 20-25%, chất lượng thơm, ngon, ngọt, giòn.

Nâng cao giá trị

Ông Lý cho biết, để xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng, mẫu mã, năm 2023, HTX và chính quyền địa phương đã tham gia đánh giá, phân hạng OCOP, kết quả sản phẩm hồng ngâm Xuân Vân của HTX Nông lâm nghiệp Xuân Vân đạt OCOP 3 sao. Khi được chứng nhận OCOP, giá trị sản phẩm đã được nâng lên. Sau khi công nhận OCOP giá ổn định hơn từ 20.000-25.000 đồng/kg.

Ông Lý cho biết thêm, từ tháng 9 dương lịch hồng bắt đầu vào vụ thu hoạch, thời gian kéo dài khoảng 2 tháng. Hiện, giá bán trung bình đạt 30.000 đồng/kg. Cây từ 20 từ năm tuổi trở lên, chăm sóc tốt cho khoảng 2 tạ quả. Cây dưới 10 năm cho khoảng 1 tạ quả, với giá bán bình quân là 20.000 đồng/kg, bà con thu về 4 triệu đồng/cây. Trong xã có gia đình trồng tới hơn 300 cây, từ trồng hồng góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của bà con, đóng góp tích cực vào xây dựng NTM.

Anh Hứa Văn Lâm, thôn Đô Thượng 3, xã Xuân Vân hái hồng bán cho thương lái.

Anh Hứa Văn Lâm, thôn Đô Thượng 3, xã Xuân Vân cho biết, hiện gia đình có khoảng 2 ha hồng đang cho thu hoạch, sản lượng khoảng 4 tấn (năm được mùa 7 tấn). Trước đây, gia đình để tự nhiên, khoảng 3 năm nay gia đình bắt đầu bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc nên cây ra nhiều quả hơn, chất lượng quả đẹp hơn, ít rụng hơn, sản lượng tăng khoảng 40% so với trước đây. Hiện, hồng đang bán với giá 35.000 đồng/kg, thương lái đến tận vườn thu mua (năm 2022-2023, giá dao động từ 24.000-27.000 đồng/kg). Giờ đây, hồng là cây chủ lực của gia đình.

Ông Tuyển cho biết, HTX cùng các cơ quan có liên quan xây dựng sản phẩm OCOP, hiện nay hồng ngâm Xuân Vân đạt 3 sao. Khi sản phẩm đạt OCOP, giá trị nâng lên rất nhiều, trước đây giá dao động từ 30.000-32.000 đồng/kg, bây giờ có thể lên tới 40.000-45.000 đồng/kg; dự kiến năm 2024, giá bán từ 40.000-45.000 đồng/kg. Hiện, HTX đang phối hợp, hoàn thiện hồ sơ, giấy chứng nhận OCOP, giấy kiểm nghiệm chất lượng đưa sản phẩm hồng vào tiêu thụ trong hệ thống siệu thị.

Ông Tạ Văn Tình, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyên Yên Sơn cho biết, cây hồng có điều kiện phát triển tương đối tốt ở các xã Xuân Vân, Trung Trực, Kiến Thiết, Kim Quan… Hồng có thị trường tiêu thụ ổn định, là loại hàng hóa không bị ế, không bị xuống giá. Ít nhất có giá từ 20.000 đồng/kg, thậm chí đầu vụ lên tới 40.000 đồng/kg, mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

Quy hoạch vùng trồng, xây dựng chỉ dẫn địa lý

Ông Lý cho biết, thời gian tới, xã từng bước quy hoạch vùng trồng hồng, vận động bà con khu vực nào phù hợp mới được trồng, nếu không phù hợp thì chuyển sang cây trồng khác. Khuyến cáo bà con áp dụng khoa học kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng. Chỉ đạo HTX Nông lâm nghiệp Xuân Vân làm đầu mối liên hệ với các đơn vị tiêu thụ sản phẩm, ổn địn giá cả cho nhân dân.

Hồng được anh Lâm bán tại nhà với giá 35.000 đồng/kg.

Phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục hoàn thiện các thủ tục hồ sơ cấp các chứng chỉ, chứng nhận như mã số vùng trồng, cấp chỉ dẫn địa lý. Đề xuất với các nhà khoa học nghiên cứu, hướng dẫn bà con chăm sóc cho quả to hơn, nâng cao được sản lượng, chất lượng, mẫu mã, từ đó gia tăng giá trị.

Để nâng cao chất lượng, ông Tuyển cho biết, thời gian tới HTX sẽ tiếp tục nhân rộng diện tích trồng hồng, trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ; quảng bá sản phẩm, phối hợp với Trung tâm hỗ trợ nông dân, (Hội Nông dân) để quảng bá, giới thiệu tại các hội chợ lớn. Qua đây, đề nghị các cơ quan chức năng hoàn thất các thủ tục cấp chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hồng.

Trao đổi với phóng viên, ông Tình cho biết, thời gian tới huyện có chủ trương mở rộng diện tích, lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia để nhân rộng diện tích; nâng cao chất lượng, mẫu mã cho sản phẩm, đặc biệt đưa khoa học kỹ thuật làm cho quả to hơn, bớt đóm đen trên quả; xử lý để quả không rụng. Đồng thời, xem xét xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với hồng (dự kiến năm 2025). Cùng với đó, hỗ trợ về nhãn mác, túi đựng, bao bì từ đó nâng cao chất lượng, giá trị quả hồng.

Quả hồng nhỏ so với các loại hồng ở nơi khác, đít nhọn, khi bóc lớp vỏ (gọt vỏ) có lớp đường cát, khi bóc dính vào tay, khi ăn giòn, đây là nét đặc trưng của hồng ngâm ở Yên Sơn (hồng ngâm không hạt).

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top