Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 9 tháng 1 năm 2016 | 11:6

ADB phê duyệt 27 tỷ USD cho nhu cầu phát triển của châu Á

Riêng trong năm 2015, ngân hàng ADB đã phê duyệt các khoản vay và viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ kỹ thuật và đồng tài trợ đạt 27,15 tỷ USD.

Theo số liệu tạm tính mới được công bố của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong năm 2015, việc phê duyệt các khoản cho vay và viện trợ không hoàn lại, hỗ trợ kỹ thuật và đồng tài trợ đã đạt 27,15 tỷ USD, mức cao nhất từ trước tới nay và tăng khoảng 19% từ mức 22,89 tỷ USD của năm 2014

Trong đó, ADB đã phê duyệt các khoản vay và viện trợ không hoàn lại, cho khu vực nhà nước (chính phủ) và ngoài nhà nước (chủ yếu là khu vực tư nhân) đạt mức kỷ lục 16,58 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2014. Hỗ trợ kỹ thuật đạt 144 triệu USD, trong khi số vốn đồng tài trợ tăng 13% lên mức cao nhất từ trước tới nay là 10,43 tỷ USD trong năm 2015.

adb phe duyet 27 ty usd cho nhu cau phat trien cua chau a hinh 0
Cao tốc Nội Bài - Lào Cai là một trong những dự án giao thông lớn vay vốn từ Ngân hàng Phát triển châu Á - ADB. (Ảnh: Internet)
Trong số 16,58 tỷ USD ngân hàng ADB cho vay và viện trợ không hoàn lại cho các chính phủ trong năm 2015 đã tăng 21%, lên tới 13,95 tỷ USD. Cho khu vực ngoài nhà nước đã có bước tiến lớn, từ mức 1,92 tỷ USD năm 2014 lên tới 2,63 tỷ USD trong năm 2015. Trong năm 2015, tổng số giải ngân các khoản vay và viện trợ không hoàn lại đã đạt mức kỷ lục là 12,34 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2014.

Nhằm thúc đẩy các giao dịch nhỏ cho khu vực ngoài nhà nước, ADB đã áp dụng quy trình phê duyệt nhanh. ADB hiện đang tích cực áp dụng hình thức cho vay bằng đồng nội tệ đối với khu vực tư nhân và tăng cường phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ để hỗ trợ hình thức cho vay này.

Ông Takehiko Nakao, Chủ tịch ADB cho biết, thành tích kỷ lục của ADB trong năm 2015 đã phản ánh nhu cầu mạnh mẽ và đang gia tăng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Nhu cầu về cơ sở hạ tầng và các nhu cầu phát triển khác là vô cùng lớn. Tuy nhiên, tình trạng nghèo khổ vẫn còn phổ biến bất chấp hiệu quả tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực.

Để giúp đáp ứng nhu cầu hoạt động gia tăng của ngân hàng, từ năm 2015, ADB đã nhất trí thông qua việc hợp nhất bảng cân đối nguồn vốn vay ưu đãi từ Quỹ Phát triển châu Á của ADB và nguồn vốn vay thông thường theo thị trường.

Với cải cách mang tính đột phá này, năng lực tài chính của ADB (tổng số phê duyệt các khoản vay và viện trợ không hoàn lại) sẽ tăng vọt lên tới 20 tỷ USD vào năm 2020. ADB đang bám rất sát tiến độ để đạt được mức gia tăng này.

Cũng theo ông Takehiko Nakao, năm 2016, tiến tới kỷ niệm 50 năm thành lập, ADB cam kết sẽ gia tăng quy mô các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu giảm nghèo và phát triển bền vững trong khu vực. ADB sẽ là một ngân hàng mạnh hơn, tốt hơn và nhanh hơn thông qua các quan hệ đối tác sâu sắc hơn với những quốc gia thành viên, các thể chế tài chính quốc tế khác, và xã hội dân sự./.

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top