Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 29 tháng 5 năm 2023  
Thứ tư, ngày 11 tháng 5 năm 2022 | 21:19

Ấn Độ: Xuất khẩu lúa mỳ đạt mức cao kỷ lục trong tháng Tư

Do nguồn cung từ Ukraine và Nga giảm, vốn từng chiếm khoảng 29% tổng lượng xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu, nhà nhập khẩu lúa mỳ hàng đầu Ai Cập lần đầu tiên đồng ý mua ngũ cốc từ Ấn Độ.

lua-my.jpg

Thu hoạch lúa mỳ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 

Hãng PTI cho biết, Ấn Độ đã xuất khẩu kỷ lục 1,4 triệu tấn lúa mỳ trong tháng Tư, qua đó hỗ trợ phần nào cho các thị trường ngũ cốc, khi người mua đang "chạy đua" tìm kiếm các lựa chọn thay thế cho nguồn cung ở Biển Đen vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến ở Ukraine.

Tháng Tư là tháng đầu tiên của năm tài chính. Ấn Độ, nhà sản xuất lúa mỳ lớn thứ hai thế giới, đã xuất khẩu kỷ lục 7 triệu tấn ngũ cốc trong tài khóa 2021-22.

Đây cũng là nhà cung cấp lúa mỳ lớn duy nhất vào thời điểm này trong năm và xuất khẩu ngũ cốc của nước này đã tăng mạnh kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng Hai. Trước đó, Ấn Độ chỉ xuất khẩu 242.857 tấn lúa mỳ vào tháng 4/2021.

Nguồn cung lúa mỳ và tình trạng sẵn có đã được cải thiện trong vài tuần qua và điều đó sẽ giúp xuất xưởng nhiều lúa mỳ hơn trong tháng Năm. Người mua từ châu Á và Trung Đông đang mua lúa mỳ của Ấn Độ, vì giá rẻ hơn so với giá lúa mỳ của các nguồn cung thay thế khác. Ấn Độ đã xuất khẩu lúa mỳ sang Nam Á, Đông Nam Á, Trung Đông, châu Âu và Bắc Phi.

Do nguồn cung từ Ukraine và Nga giảm, vốn từng chiếm khoảng 29% tổng lượng xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu, nhà nhập khẩu lúa mỳ hàng đầu Ai Cập lần đầu tiên đồng ý mua ngũ cốc từ Ấn Độ.

Các thương nhân cho biết, Ấn Độ cũng xuất khẩu lúa mỳ sang các thị trường mới khác như Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Mozambique  và Tanzania. Ngoài ra, Chương trình Lương thực Thế giới của Liên hợp quốc cũng mua lúa mỳ từ Ấn Độ để cung cấp cho Somalia, Kenya và Djibouti./.

 

Tiến Hiến (TTXVN/Vietnam+)

 

 

Ý kiến bạn đọc
Vinamilk
Tan A Dai Thanh
hanvet.com.vn
  • Người rải giống quýt đầu tiên ở Mường Khương

    Người rải giống quýt đầu tiên ở Mường Khương

    Giữa tiết trời xanh ngắt, trong veo, ông Làn Mậu Thành, dân tộc Bố Y (thôn Sả Hồ, thị trấn Mường Khương, Lào Cai) vừa lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt hồng hào, vừa dẫn chúng tôi lên vườn quýt cổ thụ gần 30 năm tuổi.

  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội trái cây Nam Bộ

    Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội trái cây Nam Bộ

    Lễ hội trái cây Nam Bộ là sự kiện văn hóa, du lịch nhằm giới thiệu đến du khách nét đặc sắc, phong phú và đa dạng các chủng loại trái cây vùng miền trong cả nước...

  • Đa dạng mô hình sản xuất thúc đẩy kinh tế nông thôn khởi sắc

    Đa dạng mô hình sản xuất thúc đẩy kinh tế nông thôn khởi sắc

    Nhằm thúc đẩy, khuyến khích các chủ thể sản xuất mở rộng quy mô phát triển sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, xây dựng thương hiệu, các sở, ngành, địa phương đã có nhiều chương trình, dự án, đa dạng mô hình kinh tế nông nghiệp thúc đẩy kinh tế nông thôn khởi sắc.

  • Đông Anh tạo nền tảng trở thành đô thị

    Đông Anh tạo nền tảng trở thành đô thị

    Đông Anh là một trong những huyện của Thủ đô Hà Nội sẽ trở thành quận trong năm 2023 và định hướng cùng 2 huyện Mê Linh, Sóc Sơn trở thành thành phố trực thuộc Thủ đô. Do vậy, huyện đã và đang tập trung xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu nhằm từng bước chuyển mình, phát triển thành đô thị trong tương lai.

  • Huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đạt chuẩn nông thôn mới

    Huyện Phú Bình (Thái Nguyên) đạt chuẩn nông thôn mới

    Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định 567/QĐ-TTg công nhận huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

  • Khuê Ngọc Điền nỗ lực về đích trong năm 2024

    Khuê Ngọc Điền nỗ lực về đích trong năm 2024

    Khuê Ngọc Điền là xã khó khăn thuộc huyện Krông Bông (Đắk Lắk). Những năm gần đây, tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại đây có nhiều chuyển biến tích cực.

Top