Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 14 tháng 9 năm 2019 | 18:24

ATTP trong nhà trường: Phụ huynh cần tích cực kiểm tra giám sát

Trước sự mất an toàn về thực phẩm trong nhà trường, Bộ GD&ĐT đã có Văn bản gửi về UBND các tỉnh chỉ đạo các ngành phối kết hợp trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong nhà trường, trong đó khuyến khích có sự tham gia của ban đại diện cha mẹ học sinh.

Phụ huynh cần chủ động tham gia kiểm tra thực phẩm
 
Để bảo đảm ATTP cho học sinh, Bộ GDĐT đã có Văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị chỉ đạo các sở GDĐT phối hợp với sở y tế và các cơ quan tại địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trường học, Bộ GDĐT đề nghị các địa phương huy động sự tham gia của ban đại diện cha mẹ học sinh các nhà trường trong việc giám sát công tác VSATTP trường học.
 
 
attp.jpg
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phạm Xuân Tiến kiểm tra công tác VSATTP tại trường học

 

Ông Phạm Xuân Tiến - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, trong rất nhiều những biện pháp để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với học sinh được các trường có tổ chức bữa ăn bán trú, việc huy động phụ huynh tham gia vào việc kiểm tra, kiểm soát thực phẩm của các đơn vị cung cấp là hết sức cần thiết.
 
Thông qua việc cùng Ban giám hiệu nhà trường nhận thực phẩm, kiểm tra thực phẩm trước khi chế biến thức ăn, phụ huynh sẽ có ý kiến yêu cầu nhà trường xử lý ngay những thực phẩm không đảm an toàn vệ sinh, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
 
Như vậy, bữa ăn của học sinh sẽ được bảo đảm an toàn hơn về an toàn thực phẩm, tránh để nhà trường tự ý quyết định việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo cho các em học sinh.
 
Tuy nhiên, trên thực tế, việc khuyến khích phụ huynh tham gia cùng Ban giám hiệu nhà trường kiểm tra, kiểm soát, nhận thức ăn từ nhà cung cấp trước khi tổ chức chế biến còn có nhiều bất cập.
 
505979657289342541665908846471103099437056n_251201917.jpg
Phụ huynh học sinh tham gia kiểm tra thực phẩm cho học sinh trường TH Gia Thượng (Long Biên - Hà Nội)

 

 
Một số phụ huynh có con em ăn bán trú tại trường chia sẻ, việc giao nhận thực phẩm của các nhà cung cấp đến cho nhà trường thường được thực hiện rất sớm vào buổi sáng, do vậy việc đến trường để giám sát và kiểm tra thực phẩm gây không ít khó khăn cho phụ huynh.
 
Đối với những trường không tổ chức nấu ăn tại trường thì việc kiểm tra, giám sát thực phẩm còn khó khăn hơn nhiều, vì thực phẩm được đơn vị cung cấp giao tại cơ sở nấu ăn, hoặc đơn vị đó tự thu mua ngoài thị trường để chế biến thức ăn sau đó mới chuyển đến trường cho học sinh.
 
Dù bằng hình thức nấu ăn tại trường hay đơn vị cung cấp sẽ chế biến thành thức ăn theo định lượng chuyển đến cho học sinh,  thì việc kiểm tra, giám sát việc nhập thực phẩm để chế biến vẫn cần sự có mặt của phụ huynh học sinh, các phụ huynh cần chủ động cùng nhà trường thực hiện tốt công việc này để bảo đảm cho các con có những bữa ăn ngon, đảm bảo an toàn về sức khỏe.
 
Thực phẩm dùng chế biến cho học sinh nhất thiết phải rõ nguồn gốc
 
Tại hội nghị giao ban tháng 8 của UBND TP mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD&ĐT đề nghị các nhà trường thực hiện nghiêm việc công bố, công khai nguồn gốc xuất xứ, đơn vị cung cấp thực phẩm tại các trường học và mời đại diện phụ huynh tham gia giám sát, theo dõi. Đây là một trong những việc cần làm ngay trong thời gian bắt đầu năm học mới 2019-2020.  
 
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, toàn thành phố hiện có hơn 1.600 trường học tổ chức ăn bán trú cho học sinh, trung bình một ngày toàn thành phố  phục vụ khoảng hơn 800.000 suất ăn, trung bình có gần 800.000 học sinh ăn bán trú từ 1-4 bữa/ngày theo đặc thù từng trường.
 
Với lượng suất ăn rất lớn này, việc kiểm soát ATVSTP học đường càng cần được chú trọng hơn bao giờ hết, nếu không chỉ cần một chút sơ sẩy nhỏ trong công tác kiểm tra, giám sát thực phẩm sẽ gây hậu quả khon lường đối với sức khỏe của các em.
 
500124172891793751283638685753886444617728n_251201917.jpg
Phụ huynh học sinh cần tích cực cùng nhà trường kiểm tra thực phẩm
Nhiều phụ huynh học sinh rất lo lắng về nguồn gốc thực phẩm được các đơn vị cung cấp chuyển đến cho nhà trường, nếu như không có trách nhiệm đối với sức khỏe của các con thì rất dễ cho qua những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, hay trong qua trình chế biến thức ăn lại xử dụng những loại dầu đã qua sử dụng.
 
Một phụ huynh có con học tại một trường TH trên địa bàn thành phố, trong một lần đi giám sát buổi chế biến thức ăn cho các con đã phát hiện nhà bếp rán thức ăn cho con bằng dầu đã qua sử dụng, ngay sau khi phản ảnh với nhà trường, một lãnh đạo trường đã yêu cầu đầu bếp đổ bỏ số dầu đã qua sử dụng, thay thế bằng dầu rán mới.
 
Theo ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP Hà Nội, việc kiểm soát chất lượng thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, suất ăn bán trú cho học sinh là công việc thường xuyên. Các vi sai phạm đều phải chịu xử lý nghiêm và công khai danh tính đơn vị vi phạm. Nhưng quan trọng nhất là ngăn chặn các nguy cơ chứ không để xảy ra các vi phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh do sự cố về ATTP.
 
Năm học mới đã bắt đầu, việc bản đảm an toàn sức khỏe cho học sinh là trách nhiệm không chỉ có nhà trường, các cơ quan quản lý nhà nước, phụ huynh mà ngay cả những nhà cung cấp thực phẩm. Đừng vì những lợi nhuận trước mắt mà quên đi sức khỏe, tính mạng của các em.
 
 
 
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
Top