Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 4 tháng 7 năm 2016 | 3:49

Bỏ túi “bí kíp” phòng tránh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm, nó đứng hàng thứ 2 trong số 10 loại ung thư thường gặp.

Bệnh ung thư dạ dày thường gây ra các triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi triệu chứng xuất hiện thì lúc đó ung thư nhìn chung đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể và với những phương pháp chữa trị ở thời điểm này, họ chỉ có cơ hội duy trì sự sống trong 2 năm tiếp theo mà thôi. Do vậy, cách tốt nhất là chúng ta nên hình thành một số thói quen cơ bản, hạn chế khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày:

Ăn nhiều rau quả tươi

Rau quả là nguồn cung cấp các chất xơ và vitamin hết sức dồi dào.

Rau quả là nguồn cung cấp các chất xơ và vitamin hết sức dồi dào. Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A,B,E, tăng cường sự hấp thu protein hợp lý, có thể bảo vệ cơ thể, phòng tránh ung thư dạ dày.

Trong các bữa ăn hàng ngày, chúng ta nên bổ sung thêm các loại rau quả như cà chua, mầm cải xanh, súp lơ, cà rốt…

Hạn chế thực phẩm hun khói và dầu mỡ

Những thực phẩm chiên rán, sấy, nướng, xào và những thực phẩm dùng dầu nóng nấu đi nấu lại có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Vì vậy nên hạn chế tối đa ăn những thực phẩm này.

Không ăn những thực phẩm nấm mốc

Mốc là do nhiễm khuẩn gây ra, trong số các loại nấm có những chân khuẩn sản sinh ra độc tố, là chất gây ung thư rất mạnh. Các loại nấm mốc này thường có trong các loại hạt có dầu như: lạc, ngô, ngũ cốc, bột mì, bánh kẹo, cá khô để lâu.

Từ bỏ thuốc lá và hạn chế bia rượu

Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích khác.

Trong khói thuốc có chứa nhiều chất gây ung thư hoặc thúc đẩy tế bào ung thư phát triển như Benzopyrene, hydrocacbon thơm đa vòng, là một trọng những nguyên nhân gây bệnh ung thư thực quản và ung thư dạ dày.

Hạn chế ăn các đồ ăn muối

Trong các loại rau muối như dưa, cà muối và đồ ăn đóng hộp có chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp. Dưới tác động của vi khuẩn hoặc độ axit thích hợp trong dạ dày có thể hợp thành hợp chất Nitrosamines, loại hợp chất này là chất gây ung thư rất mạnh. Vì vậy thực phẩm cần tươi sống, và nên để thực phẩm vào ngăn đông lạnh tủ lạnh.

Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp sẵn: đồ hộp, thực phẩm ướp sẵn gia vị, mì ăn liền, bánh quy mặn, lạc rang mặn, lạp xưởng, cá thịt khô muối, các loại mắm, các loại gia vị bột ngọt, các món ăn chế biến từ muối.

Có thói quen ăn uống hợp lý

Nếu ăn không đúng giờ, đúng lượng, ăn quá nhiều, ăn quá nhanh đều gây kích thích gây tổn thương đến dạ dày, từ đó có thể gây ra ung thư dạ dày. Thói quen ăn chậm nhai kỹ cũng giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày cũng như hạn chế thấp nhất tổn thương đến niêm mạc dạ dày.

Theo Thúy Nga/Vtc.vn

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top