Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 11 năm 2020 | 16:47

Cải thiện viêm da dị ứng hiệu quả bằng bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” Kim Miễn Khang và Eczestop

Bệnh viêm da dị ứng là tình trạng mạn tính gây ngứa ngáy, khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống.

Hiện nay, nhiều người đã sử dụng bộ đôi trong uống ngoài bôi viên uống Kim Miễn Khang và kem bôi Eczestop để hỗ trợ cải thiện tình trạng này và có được kết quả khả quan. Tại sao lại như vậy?
 
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng
 
Viêm da dị ứng là tình trạng da bị tổn thương khi tiếp xúc tác nhân gây dị ứng; Với triệu chứng như: Sưng, viêm, rát đỏ da, ngứa ngáy, nổi nốt sần, mụn nước, đóng vảy,...
 
Có nhiều yếu tố góp phần gây bùng phát viêm da dị ứng như: Lông thú, phấn hoa, bụi nhà; Dùng thuốc; Mất cân bằng nội tiết tố; Ăn hải sản, trứng, lạc,… Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa dẫn đến bệnh lý này liên quan đến sự suy yếu hoặc hoạt động bất thường của hệ miễn dịch.
 
image001.jpg
Vấn đề tại hệ miễn dịch là nguyên nhân sâu xa gây viêm da dị ứng.
 
Ở người bị viêm da dị ứng có sự hoạt động bất thường của hệ miễn dịch, gây sản xuất quá mức globulin miễn dịch loại E (IgE) – phản ứng với cả những yếu tố không gây hại, dẫn đến kích thích giải phóng histamine gây viêm, ngứa ngáy, sưng, đỏ,... Để điều trị hiệu quả, cần tác động vào nguyên nhân sâu xa này.
 
Cách điều trị viêm da dị ứng
 
Hiện nay, có 3 phương pháp phổ biến để điều trị viêm da dị ứng. Tùy vào tình trạng bệnh lý và lời khuyên của chuyên gia mà có thể chọn lựa cách phù hợp:
 
Phương pháp không dùng thuốc
 
Người bệnh viêm da dị ứng cần lưu ý một số vấn đề sau để không làm cho tình trạng da tiến triển xấu đi: Tránh tiếp xúc yếu tố gây khởi phát viêm da dị ứng; Không nên tắm nước nóng; Tránh căng thẳng; Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ,...
 
image003.jpgNgười bị viêm da dị ứng nên tránh tiếp xúc với xà phòng.

 

Phương pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện phần nào chứ không giúp người bệnh đẩy lùi viêm da dị ứng hoàn toàn.
 
Dùng thuốc Tây
 
Một số loại thuốc tây có thể được kê đơn để điều trị viêm da dị ứng là: Thuốc corticoid, thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh,...
 
Bạn chỉ nên sử dụng những loại thuốc kể trên khi được chỉ định. Không lạm dụng để tránh làm suy yếu sức khỏe làn da, khiến bệnh dễ tái phát hoặc trở nên nặng hơn. Hãy nhớ, việc dùng thuốc tây thường chỉ giúp giải quyết “phần ngọn” của vấn đề, tức là kiểm soát triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu nhưng căn nguyên gây bệnh vẫn còn. Hơn nữa, thuốc tây còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác dụng phụ rất khó lường như: Gây hội chứng cushing, tăng huyết áp, loãng xương,...
 
image005.jpg
Thuốc Tây có thể được kê để chữa viêm da dị ứng
Dùng dược liệu thiên nhiên
 
Vì lo ngại tác dụng phụ của thuốc tây, nhiều người bệnh có xu hướng sử dụng các cách chữa viêm da dị ứng từ dược liệu như:
 
- Dùng dầu dừa: Dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm, kháng khuẩn, kháng viêm, nuôi dưỡng và bảo vệ da hiệu quả, giúp cải thiện viêm da dị ứng. Bạn thoa đều dầu dừa lên da sau khi tắm hoặc lúc da còn ẩm 2 lần/ngày.
 
- Dùng vỏ núc nác: Vỏ núc nác chứa oroxylin, alcaloid, tanin và 5 loại flavonoid có khả năng kháng histamin, sát trùng, chống viêm,... nên rất hiệu quả trong việc cải thiện viêm da dị ứng. Bạn hãy đun sôi vỏ cây núc nác với nước trong khoảng 10 phút. Hòa với nước lạnh để tắm hàng ngày.
 
image007.jpg
Chữa viêm da dị ứng bằng vỏ núc nác là phương pháp được nhiều người lựa chọn.

 

- Dùng cây sói rừng: Cây sói rừng chứa nhiều tinh dầu, flavonoid, sarcandroside, các este, phenol, flavon, cyanogens, acid fumaric với khả năng kháng lại các chủng nấm mốc, nấm men, vi khuẩn; Nâng cao và điều hòa hệ thống miễn dịch, chống lại cơ chế tự miễn, bảo vệ cơ thể rất hiệu quả. Cách thực hiện: Dùng 30 - 40g cây sói rừng tươi đem sắc, chia làm 3 lần uống trong ngày.
 
Chữa viêm da dị ứng bằng dược liệu là kinh nghiệm của dân gian, giúp hỗ trợ làm giảm phần nào triệu chứng. Hiện chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh phương pháp này có thể điều trị dứt điểm bệnh. Hơn nữa, phương pháp này tuy lành tính nhưng liều lượng khó đong đếm chính xác, các dược chất có thể mất đi trong quá trình chế biến hoặc đun sắc, hàm lượng dược chất loãng, quá trình chế biến lích kích, tốn thời gian. Thậm chí, chúng không thực sự an toàn 100% vì nguyên liệu có thể chứa các vi khuẩn, bụi bẩn, chất bảo vệ thực vật,...
 
Mặc dù có nhiều cách điều trị viêm da dị ứng như trên, tuy nhiên, chưa biện pháp nào tác động được toàn diện vào các nguyên nhân, đặc biệt là nguyên nhân cốt lõi gây viêm da dị ứng. Điều này giải thích tại sao điều trị da dị ứng thường có hiệu quả không cao và rất dễ bị tái phát.
 
Kim Miễn Khang
Bích Ly
Ý kiến bạn đọc
Top