Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2018 | 10:51

Cẩn trọng tiền mất tật mang với dược liệu dây thìa canh trôi nổi

Dược liệu dây thìa canh có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ người mắc bệnh tiểu đường.

Nhưng nếu người dân lựa chọn không đúng dược liệu chuẩn và sạch, đồng thời chỉ sắc nước lá dây thìa canh đơn thuần sẽ không thể hấp thu được hết những chất quý từ dược liệu dây thìa canh.

day-thia-canh.jpg
Vùng trồng dây thìa canh theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại Nam Định không dùng thuốc diệt cỏ và các thuốc kích thích tăng trưởng.

Cảnh báo nhiễm độc vì uống nước sắc từ dây thìa canh không rõ nguồn gốc

Dây thìa canh được coi là một dược liệu quý, từ rất lâu được người dân sử dụng để hỗ trợ cho những người mắc bệnh tiểu đường. Theo các nghiên cứu khoa học được công bố, trong dây thìa canh chuẩn hóa có chứa lượng lớn hoạt chất GS4 có tác dụng ức chế hấp thu đường ở ruột, tăng sản xuất và hoạt tính insulin, tăng men sử dụng đường ở mô cơ và tăng thải cholesterol. Nhờ vậy hoạt chất này đem lại hiệu quả giảm đường huyết cao đồng thời giảm mỡ máu xấu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

Dây thìa canh trôi nổi trên thị trường dễ nhiễm tạp chất, kim loại nặng, nấm mốc mà mắt thường không nhìn thấy.

Tuy nhiên, theo dược sĩ Hoàng Minh Châu (Tổng Giám đốc Công ty Nam Dược), nhiều người tiểu đường tự mua dây thìa canh tươi hoặc khô về để đun lấy nước uống chữa bệnh. Vì thế, không ít người có thể vô tình bị nhiễm độc do uống phải rễ cây không rõ nguồn gốc trà trộn.

“Phần lớn hiện nay, dây thìa canh bán trên thị trường hiện nay không được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP của WHO, còn nhiều dư lượng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, phơi sấy không bảo đảm dẫn tới nấm mốc… rất dễ gây nhiễm độc cho người bệnh” – dược sĩ Châu cảnh báo.

Hơn nữa, việc tự sắc dây thìa canh uống sẽ không thu được dược tính cao nhất và tất nhiên dẫn tới kết quả điều trị bệnh không cho hiệu quả tốt. Sử dụng dây thìa canh làm dược liệu điều trị bệnh không đơn giản là mua về rồi đun nấu lên uống. Sử dụng dược liệu để trị bệnh phải được nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ hoạt chất và chỉ định liều dùng.

Dược sĩ Hoàng Minh Châu.

Bà Hoàng Thị Thu Hương, cán bộ điều phối của BioTrade nói “Sắc, uống dây thìa canh sẽ không cho ra được hoạt chất tốt nhất, thông thường phải uống hàng chục kg dây thìa canh một ngày thì mới tương đương với vài chục viên nén đã được chiết xuất”. Đồng tình quan điểm này, dược sĩ Nguyễn Minh Châu cho hay, với cách sắc, uống thuốc không đo được hàm lượng hóa chất dẫn tới việc không đủ liều để chữa bệnh hoặc quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. “Trong trong dây thìa canh trồng đạt chuẩn sẽ có mười mấy hoạt chất khác nhau nhưng bằng cách đun nước trong vài chục phút thì chiết xuất chỉ được khoảng 1/3 dược chất” – ông Châu nói.

Người dân đổi đời nhờ dây thìa canh sạch đạt chuẩn GACP

Vùng dây thìa canh sạch tại Hải Lộc, Hải Hậu, Nam Định hiện là một trong bốn vùng trồng do dự án Biotrade phát triển đạt tiêu chuẩn GACP-WHO năm 2014, cho hàm lượng hoạt chất cao nhất, chất lượng ổn định, loại được tạp chất. Vùng trồng này được Công ty Nam Dược nghiên cứu và phát triển từ năm 2012, để cung cấp cho công ty làm ra sản phẩm Diabetna hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Người dân chăm sóc cây dây thìa canh.

Dây thìa canh sạch trồng theo tiêu chuẩn của GACP chứa hàm lượng hoạt chất cao gấp 2,4 lần dây thìa canh trồng không theo tiêu chuẩn. Trong bốn năm qua, vùng dược liệu tại Hải Hậu đã có sự phát triển vượt bậc, mang lại thu nhập cao cho đời sống người nông dân.

Anh Lâm Văn Khởi (xóm 3, xã Hải Lộc, Hải Hậu, Nam Định) cùng 10 hộ dân tại xóm 3 bắt đầu nghiên cứu trồng dây thìa canh từ năm 2012 với khoảng một mẫu đất, cho sản lượng không cao. Từ năm 2014, sau khi vùng trồng được công nhận tiêu chuẩn GACP-WHO, diện tích tăng lên khoảng 3,4 mẫu đất với sự tham gia của 19 hộ dân.

Với nguồn nguyên liệu làm thuốc đạt các tiêu chuẩn, được bao tiêu đầu ra, trung bình mỗi hộ gia đình thu hoạch được khoảng 15 tấn lá/năm, cho thu nhập 20 triệu/năm. “Chúng tôi được cải thiện thu nhập hơn gấp bốn lần so với thu hoạch từ trồng lúa” – anh Khởi hào hứng nói.

Người dân tại Nam Định sẽ trồng trọt và thu hái dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Sau khi thu hoạch lá, người dân bón phân cho cây và sẽ thu hoạch lứa lá tiếp 60 ngày sau khi bón phân, bảo đảm phân bón không còn tồn dư trong dược liệu. Nếu vùng trồng bị sâu hại dưới 30%, cán bộ kỹ thuật sẽ hướng dẫn người dân theo dõi, không được phun thuốc trừ sâu. Điều này chính là sự khác biệt rất lớn với các vùng trồng tự phát, tránh được nguy cơ bị nhiễm chéo thuốc trừ sâu từ việc người dân trồng lẫn dây thìa canh với rau ăn, hoặc cứ thấy sâu là phun thuốc.

“Toàn bộ quy trình thu hoạch được ghi chép vào hồ sơ để nếu có vấn đề gì xảy ra, chúng tôi hoàn toàn có thể truy xuất nguồn gốc xuất xứ”, anh Trần Nhật Lệnh, cán bộ kỹ thuật Nhà máy sản xuất Nam Dược cho biết.

Dây thìa canh trôi nổi trên thị trường nhiều cành, ít lá, trong khi dây thìa canh trồng đạt chuẩn được khô sấy trước khi đưa vào sản xuất giữ nguyên màu xanh.

Lá cây sau thu hoạch sẽ được đưa ngay về Nhà máy sản xuất Nam Dược, trải qua nhiều khâu kiểm tra để đạt các tiêu chí về tiêu chuẩn dược liệu, bảo đảm yếu tố sạch và an toàn để đưa vào sản xuất. “Màu của dây thìa canh sau khi đã sấy phải đạt màu xanh, có mùi thơm, còn dược liệu đã sang màu vàng là đã để lâu, dễ mang vi khuẩn, ẩm mốc, ô-xy hóa, dược tính bị suy giảm. Nếu bà con nông dân sử dụng phân bón và thuốc kích thích tăng trưởng thì chỉ số kim loại nặng và Nitrat sẽ vượt ngưỡng cho phép và nhà máy sẽ loại bỏ lô dược liệu”, ông Phạm Văn Đông, Giám đốc Nhà máy sản xuất Nam Dược cho biết. Tại nhà máy, dây thìa canh dược liệu tiếp tục trải qua 12 bước để trở thành viên uống tiểu đường.

 

Ý kiến bạn đọc
Top