Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 4 tháng 5 năm 2016 | 7:27

Chất tồn dư trong thực phẩm gây nguy hiểm cho người dùng như thế nào?

Theo PGS. TS Lê Thị Hồng Hảo, các chất tồn dư lại trong sản phẩm sẽ gây ra tác hại lớn cho người sử dụng.

Phát biểu tại hội thảo “Quản lý sử dụng chất cấm trong chăn nuôi và các vấn đề đặt ra”, được tổ chức gần đây, PGS. TS Lê Thị Hồng Hảo, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm Quốc gia - Bộ Y tế khẳng định, chất tồn dư trong thực phẩm là cực kỳ nguy hiểm.

Theo bà Lê Thị Hồng Hảo, các chất tồn dư lại trong sản phẩm sẽ gây ra tác hại lớn cho người sử dụng. Ngộ độc cấp tính xảy ra khi người sử dụng sản phẩm có chứa hàm lượng cao Beta2-agonists. Tác hại của loại chất cấm này khiến người sử dụng rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp, nguy cơ sảy thai.

Bên cạnh đó, chất cấm này khiến sử dụng sản phẩm có chất cấm ngộ độc mạn tính, nhiễm độc gan. Với chất Auramine (vàng ô) thường xảy ra với người tiếp xúc trực tiếp với chất vàng ô. Trên da, chất này gây dị ứng, ngứa. Trên đường hô hấp gây kích ứng dữ dội đường hô hấp sẽ gây sặc, lên cơn viêm phế quản, viêm phổi. Ngộ độc cấp, thường xảy ra với người tiếp xúc trực tiếp với chất vàng ô.

Trên hệ tiêu hóa, chất này gây đau bụng, nôn ói, tiêu chảy, trụy tim mạch. PGS. TS Lê Thị Hồng Hảo lưu ý, nghiên cứu trên động vật cho thấy vàng ô gây ung thư cho chuột cống và chuột nhắt. Nhiều thí nghiệm cho thấy vàng ô tổn thương axít nhân DNA của nhiều dòng tế bào, đặc biệt là tế bào gan, thận và tủy xương.

PGS. TS Lê Thị Hồng Hảo cũng đưa các phân biệt thực phẩm sạch và bẩn: Thịt lợn sạch có lớp mỡ dày, mầu hồng tươi, săn chắc. Còn thịt lợn siêu nạc chứa hóa chất Beta2-agonists có màu đỏ rực nhưng rửa xong chuyển màu nhợt nhạt./.

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top