Chuyến thăm được đánh giá là thành công khi ghi nhận những bước tiến mới trong hợp tác song phương giữa Nga với các nước về quân sự, an ninh, kinh tế, nhất là khi Syria tiến gần tới chiến thắng IS.
Đây là chuyến công du đầu tiên và bất ngờ của ông Putin tới Syria kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch hỗ trợ không kích chống khủng bố tại nước này từ năm 2015.
Tại căn cứ quân sự Hmeimim ở Syria, Tổng thống Putin đã ca ngợi nỗ lực của Nga trong việc giúp đỡ lực lượng của Tổng thống al-Assad giành được thế áp đảo trước tổ chức IS và phe nổi dậy. Tổng thống Putin cũng đã ra lệnh cho quân đội rút “một phần đáng kể” khỏi Syria.
Mặc dù tuyên bố Nga đã hoàn thành sứ mệnh trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, tuy nhiên, Nga vẫn duy trì căn cứ không quân ở tỉnh Latakia và căn cứ hải quân tại cảng Tartous, cũng như tiếp tục hỗ trợ tiến trình hòa giải dân tộc ở Syria.
Chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Ai Cập lần này là một minh chứng cho thấy tầm quan trọng của Ai Cập trong khu vực, cũng như quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai nước và sự phối hợp, tham vấn về một số vấn đề rất quan trọng của khu vực như Syria, Libya, Jerusalem và chống khủng bố.
Hai bên đã ký thỏa thuận khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Ai Cập tại Dabaa bằng vốn vay hàng chục tỷ USD của Nga và công nghệ hạt nhân tiên tiến của nước này.
Tổng thống Putin khẳng định: “Nga luôn quan tâm đặc biệt đến việc mở rộng quan hệ hữu nghị và cùng có lợi ích chung với Ai Cập, một đối tác tin cậy lâu năm của Nga ở Trung Đông và Bắc Phi”.
Báo giới khu vực cho rằng chuyến công du tới Ai Cập lần này cho thấy Tổng thống Putin đang tìm cách củng cố quan hệ với cường quốc chủ chốt trong khu vực, vốn là khách hàng lớn đối với ngành công nghiệp vũ khí của Nga trong hơn 3 năm qua và phản ánh mối quan hệ đang có xu hướng thắt chặt gần đây giữa Nga và Ai Cập - một đối tác chiến lược của Mỹ tại Trung Đông.
Tại Ankara, Tổng thống Erdogan cho biết đây là cuộc gặp gỡ lần thứ 8 giữa hai bên trong năm nay và cả hai vị lãnh đạo đã gọi nhau thân mật bằng những cụm từ “người bạn” hay “người bạn thân mến”.
Tổng thống Nga nhấn mạnh đến vai trò hợp tác của Tổng thống Erdogan trong các nỗ lực đàm phán tại Astana về tiến trình hòa bình ở Syria trong thời gian qua.
Ngoài ra, vấn đề năng lượng hạt nhân cũng được thảo luận, cụ thể là dự án xây dựng nhà máy tại Akkuyu và hai bên cũng nhất trí về khoản vay để mua tên lửa giàn S-400 của Nga, vốn sẽ được triển khai cụ thể trong tuần tới.
Các nhà phân tích nhận định, chiến thắng của Nga ở Syria cùng chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Trung Đông như một bàn đạp cho sự trở lại của Nga - một cường quốc thế giới với ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến cán cân quyền lực ở một số điểm nóng trên thế giới. Bên cạnh đó, Nga cũng sẽ có được nhiều lợi ích kinh tế ở Trung Đông, từ bán vũ khí cho tới hợp tác năng lượng hạt nhân, dầu mỏ, hạ tầng giao thông.
Vai trò và ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông được củng cố mạnh mẽ dựa trên chủ nghĩa đa phương, lợi ích chung, an ninh và ổn định. Nhiều nhà phân tích còn gọi đây là chính sách đổi mới “ngọt ngào” của Nga ở Trung Đông.
Đáng chú ý, chuyến công du diễn ra sau thời điểm Tổng thống Putin tuyên bố sẽ tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ thứ 4 trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga vào tháng 3/2018.
Giới phân tích khu vực nhận định lịch trình đối ngoại khá dày đặc cho thấy ứng cử viên chính cho cuộc bầu cử Tổng thống Nga năm 2018 đã bắt đầu thực sự tiến hành chiến dịch tranh cử và thực tế đang thể hiện những thành tích của mình trên mặt trận Trung Đông./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.