Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 31 tháng 3 năm 2016 | 8:40

Chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng)...

>> Phú Yên: Tổ chức chiến dịch phòng, chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết

>> Tăng cường phòng ngừa điều trị bệnh do vi rút Zika

>> Nâng mức cảnh báo đối với phòng chống dịch bệnh do virus Zika tại Việt Nam

>> Chủ động diệt muỗi để phòng, chống Zika và sốt xuất huyết

>> Bộ Y tế phát động chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng phòng chống bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết

>> Bộ Y tế khuyến cáo người dân phòng bệnh do vi rút ZIKA gây ra

Theo Bộ Y tế, bệnh do vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính chủ yếu do muỗi Aedes truyền. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con. Người bệnh có biểu hiện như sốt, phát ban trên da, viêm kết mạc, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi và đau đầu. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định tình hình dịch bệnh do vi rút Zika là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế do có sự quan ngại về mối liên quan giữa nhiễm vi rút Zika và các trường hợp mắc chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh và hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị các cấp chính quyền tích cực tham gia phòng chống dịch bệnh do muỗi truyền

Vì vậy, để chủ động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi; dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch. Người dân cũng cần đậy kín các dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

Mặc dù ngành Y tế không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương nhưng, người đi/đến/về từ vùng có dịch bệnh do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày. Nếu có biểu hiện bệnh, người dân hãy đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị. Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc đi/đến/về từ vùng dịch do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) trong ít nhất 28 ngày để phòng lây truyền vi rút Zika qua đường tình dục.

Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai, Bộ Y tế khuyến cáo cần áp dụng các biện pháp phòng chống muỗi đốt để tránh lây truyền vi rút Zika; đồng thời không nên đi đến vùng dịch khi không thực sự cần thiết. Phụ nữ có thai đi về từ vùng có dịch nếu có triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn; đồng thời phải khám thai định kỳ. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong các triệu chứng như đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần xét nghiệm để phát hiện vi rút Zika. Vợ, chồng, bạn tình đang sống hoặc trở về từ vùng dịch nếu có ý định mang thai cần đến cơ sở y tế để khám, tư vấn trước khi quyết định mang thai...

Trường Sơn - Anh Thi

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top