Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nếu không được điều trị triệt để không chỉ khiến cha mẹ mất nhiều thời gian, kinh tế hơn để thăm khám, xét nghiệm, điều trị bệnh cho trẻ, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Vậy có cách nào để phòng và ngăn chặn những hệ lụy do rối loạn tiêu hóa gây ra không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Rối loạn tiêu hóa là gì?
Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng được tạo ra bởi sự co thắt bất bình thường của các cơ vòng trong hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng đau bụng và rối loạn đại tiện. Đây không phải là một căn bệnh cụ thể mà là một hội chứng với một loạt các triệu chứng bất thường về tiêu hóa.
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ em như thế nào?
Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như sau:
- Nôn trớ: Nếu trẻ đột ngột nôn trớ thường xuyên, ăn vào lại nôn thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề.
- Tiêu chảy: Là tình trạng đi ngoài phân lỏng hơn 3 lần/ngày, phân có nhầy, chướng bụng, kém ăn, không chịu chơi, nôn trớ.
- Táo bón: Nếu 2-3 ngày trẻ chưa đi ngoài hay đi đại tiện phân khô, rắn, bụng cứng và đau thì chắc chắn trẻ bị táo bón rồi!
- Đầy hơi, chướng bụng: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có biểu hiện bụng căng to, ậm ạch, ợ hơi liên tục, hôi miệng, vì đầy hơi nên trẻ đánh hơi nhiều hơn.
- Chán ăn: Biếng ăn, bỏ bữa, thậm chí từ chối ngay cả với những món mà bé yêu thích là biểu hiện rõ ràng phản ánh hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề.