Đại diện Công an TP Hà Nội, Thượng tá Nguyễn Xuân Trường, Phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội cho biết, nguyên nhân của vụ cháy do sự cố điện của hệ thống đèn Led.
Chiều nay (17/9) tại trụ sở Thành ủy Hà Nội, UBND thành phố, các sở, ban, ngành và UBND quận Thanh Xuân đã chính thức thông tin về vụ cháy tại Công ty Rạng Đông vào chiều ngày 27/8.
Cháy do chập điện
Đại diện Công an TP Hà Nội, Thượng tá Nguyễn Xuân Trường, Phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội cho biết, nguyên nhân của vụ cháy do sự cố điện của hệ thống đèn Led, từ sự cố này xảy ra làm cháy các chi tiết bên trong bóng đèn, dẫn tới cháy lan ra xung quanh. Vụ cháy không có sự tác động của con người và cũng không có trường hợp nào tử vong.
Ông Trường cho biết thêm, ngay sau khi vụ cháy xẩy ra, Công an TP hà Nội đã phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành điều tra vụ cháy, chúng tôi đã trưng cầu cơ quan giám định chuyên môn là Viện khoa học hình sự, Bộ Công an, ra bản kết luận giám định đã nêu rất rõ.
Nhiều cơ quan báo chí đặt câu hỏi vì sao lại công bố kết luận điều tra vụ cháy chậm và cơ quan công an không thông tin đến cơ quan báo chí. Ông Trường chia sẻ, cơ quan điều tra thông báo trước hết cho VKS, tiếp đó cho Chủ tịch TP và những nơi liên quan vụ cháy. Ngày 12 chúng tôi đã có kết luận giám định, ngày 13 chúng tôi có kết quả, hôm qua chúng tôi đã báo cáo với Thường trực Thành uỷ. Hôm nay được sự cho phép của các cơ quan chức năng, chúng tôi thông báo chính thức cho các cơ quan ngôn luận biết. Không có sự phá hoại trong việc này.
Khám bệnh miễn phí cho người dân
Theo Phó giám đốc Sở Y tế HN Trần Thị Hà thông tin, sau khi xẩy ra vụ cháy ngành y tế HN đã huy động toàn bộ nhân lực các BV hạng 1 như Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Hà Đông, Đống Đa, BV Đức Giang tiến hành thăm khám cho người dân xung quanh khu vực cháy.
Sở Y tế và BV Quốc gia phối hợp với Viện sức khỏe nghề nghiệp môi trường Bộ Y tế thường xuyên túc trực 14 bác sĩ và 16 điều dưỡng ứng trực tại các trạm y tế để thăm khám bệnh theo yêu cầu của dân.
Theo bà Hà, tổng số người dân được khám và tư vấn là 2.124 người, tổng số người được chuyển viện 1.040 người theo nguyện vọng người dân (chiếm 48,9%).
Tổng số người nằm viện: 364/645 người đến khám (chiếm 56,4%), chưa phát hiện biểu hiện cấp tính bất thường.
Về công tác khám chữa cho học sinh và giáo viên các trường, khám trong 2 ngày 13-14/9. Nhân lực khám cũng là toàn bộ bác sĩ hạng 1 HN, hỗ trợ 3 đoàn, mỗi đoàn 10 bác sĩ chuyên khoa.
Tổng số 2.085 người, trong đó học sinh 1.987, giáo viên 98 người, chưa phát hiện biểu hiện cấp tính.
Kết quả xét nghiệm chuyên sâu: số mẫu máu nước tiểu 24h được Sở Y tế chuyển đến Viện sức khỏe nghề nghiệp môi trường là 483 mẫu, trong đó có 254 mẫu máu, 229 mẫu nước tiểu. Kết quả xét nghiệm trong máu, nước tiểu của toàn bộ mẫu được phân tích trong giới hạn cho phép, kết quả tham chiếu Tổ chức Y tế Thế giới.
Không khí khu vực xung quanh vụ cháy nằm trong ngưỡng an toàn
Ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục môi trường (Sở TN&MT Hà Nội) cho biết, đến nay Sở TN&MT luôn đảm bảo việc thông tin về chất lượng môi trường xung quanh đến người dân, đặc biệt trong vùng nhà máy xảy ra sự cố.
Hiện nay, Sở đang phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô, Binh chủng Hoá học, quận Thanh Xuân để khắc phục sự cố về môi trường, đến nay công tác xử lý thu gom vận chuyển chất thải được thực hiện theo đúng các quy định, quy trình và đảm bảo. Viện Hàn lâm khoa học VN đang quan trắc, TP đã mời đơn vị có uy tín, đủ các phương tiện thiết bị quan trắc khách quan. Sở TN&MT khắc phục sự cố đến khi hoàn thành, đưa đến thông tin trung thực nhất.
Quận Thanh Xuân không yêu cầu thu hồi văn bản cảnh báo của phường Hạ Đình
Chánh Văn phòng UBND quận Thanh Xuân Vương Thị Vân Khánh cho biết, UBND quận Thanh Xuân thực hiện nghiêm việc duy trì báo cáo thông tin đầy đủ với Thường trực Thành ủy, UBND TP, các sở ban ngành.
Quận đã ban hành 8 văn bản chỉ đạo các phòng ban chuyên môn của quận. Lãnh đạo UBND quận thường xuyên xin ý kiến của TP, hàng ngày quận báo cáo vào 17h.
Mọi thông tin liên quan đến vụ cháy cũng như xử lý vụ cháy, quận đều cung cấp thông tin báo chí trên cổng TTĐT quận, ngay ngày 30/8 đã có những thông tin và cập nhật cả giờ.
Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đặt câu hỏi với bà Vương Thị Vân Khánh, về việc UBND quận Thanh Xuân yêu cầu UBND phường Hạ Đình thu hổi văn bản cảnh báo mà UBND phường đã phát hành ngay sau khi vụ cháy xảy ra theo như thông tin được báo chí đăng tải.
Bà Vương Thị Vân Khánh cho biết quận Thanh Xuân không hề có văn bản hay yêu cầu nào đối với UBND phường Hạ Đình để yêu cầu thu hồi văn bản cảnh báo mà UBND phường Hạ Đình đã ban hành.
Trách nhiệm của chính quyền ở đâu?
Chủ tịch phường Hạ Đình Thái Minh Tuấn cho biết, ngày 29/8, UBND phường ký thông báo 112 về việc xử lý môi trường sau vụ cháy. Thông báo do Phó chủ tịch phường Trần Thị Nhiên ký. Cùng ngày, UBND phường cũng ban hành quyết định 338 về việc thu hồi thông báo với lý do thông báo số 112 không đúng thẩm quyền và chưa đủ cơ sở.
Theo ông, vụ cháy thuộc địa giới hành chính của phường Thanh Xuân Trung, vì lẽ đó Ủy ban phường đã thông báo cảnh báo có nội dung liên quan đến địa giới hành chính các phường là không đúng thẩm quyền.
Thời điểm ban hành thông báo là 1 ngày sau khi xảy ra sự cố cháy. Sự cố cháy xảy ra ngày 28/8, đến ngày 29 phường đã ra thông báo số 112, tại thời điểm này chưa có kết luận chính thức của các cơ quan có thẩm quyền về mức độ ô nhiễm môi trường.
Về một số nội dung của thông báo, tại thời điểm thông báo số 112, UB phường chưa có cơ sở khoa học để khuyến cáo người dân, cụ thể là không sử dụng thực phẩm, hoa quả, trái cây… được nuôi trồng trong vòng bán kính 1km từ tâm đám cháy trong thời hạn 21 ngày… Nội dung của UB phường có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống kinh doanh, sinh hoạt của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân phường cũng như địa bàn 8 phường xung quanh.
Đặt câu hỏi với ông Chủ tịch UBND phường Hạ Đình, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND phường cho biết trách nhiệm của chính quyền đối với nhân dân khi xảy ra vụ cháy, văn bản số 112 không đúng thẩm quyền nhưng có cần thiết đối với người dân hay không? Nếu như không khí tại đó bị ô nhiễm thực sự?
Câu hỏi này của Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn không được Chủ tịch UBND phường Hạ Đình trả lời.
Kết luận buổi hop báo, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ Nguyễn Văn Phong đề nghị các cơ quan báo chí lấy thông tin được UBND thành phố Hà Nội cung cấp ngày hôm nay để đăng tải. Xác định tính chất của vụ cháy, HN đã phối hợp với cơ quan chức năng, trong đó có Bộ TN&MT để thực hiện các giải pháp, trong đó có đánh giá các tác động của môi trường để đưa ra khuyến cáo cũng như hướng để xử lý khắc phục.
Đồng thời đã chủ động cung cấp thông tin cho nhân dân qua cổng TTĐT quận Thanh Xuân, các cơ quan báo chí của TP, khuyến cáo về môi trường xung quanh.
Ông Phong cho biết, Thường trực Thành uỷ đã họp và cho đến nay đã có 2 lần và có 3 văn bản chỉ đạo đối với Ban cán sự đảng UBND TP, với quận Thanh Xuân và các cơ quan chức năng của TP, trong đó tập trung vào việc sớm khắc phục thiệt hại, ổn định kịp thời cuộc sống người dân, thăm khám sức khoẻ, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của môi trường...
Có đồng chí nói không thấy lãnh đạo TP. Xin thưa, đồng chí uỷ viên thường vụ, Chủ tịch UB MTTQ TP đã xuống làm việc với 2 phường, đã xuống thăm hỏi tặng quà, đồng thời nắm tâm tư nguyện vọng của người dân. Đồng chí uỷ viên thường vụ, Trưởng ban Dân vận Thành uỷ cũng đã xuống làm việc với các cơ quan y tế, trường học để thăm hỏi, nắm tâm tư nguyện vọng của người dân.
Tất cả các thông tin đó đều được báo cáo lãnh đạo TP để có chỉ đạo. Chính vì vậy, trong chỉ đạo xuyên suốt của TP từ khi xảy ra vụ cháy đến hôm nay, tất cả đều tập trung vào quan tâm chăm lo, hỗ trợ đời sống người dân bằng việc làm rất cụ thể.
Về việc di dời nhà máy, trong kết luận của Chủ tịch UBND TP ở cuộc họp ngày 5/9 đã yêu cầu nhà máy di dời theo quyết định của Thủ tướng. Các nhà máy khác, TP cũng đã có chỉ đạo rà soát các cơ sở có sử dụng hóa chất, đặc biệt hóa chất độc hại, đề nghị các cơ quan chức năng, cảnh sát PCCC có các giải pháp đánh giá và tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm.
Về trách nhiệm bồi thường của nhà máy, sau khi có kết quả điều tra xác định nguyên nhân, không phải do yếu tố con người, trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết, qua rà soát, Sóc Trăng có 7.052 căn nhà tạm, nhà dột nát cần được sửa chữa, xây mới. Trong đó, đối tượng người có công, gia đình chính sách 1.071 căn; hộ nghèo, cận nghèo 5.502 căn nhà và hộ dân tộc thiểu số 479 căn nhà.
Tối 25/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tính đến chiều cùng ngày, toàn tỉnh đã di dời 174 hộ với 507 khẩu sinh sống ở vùng nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn.
Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ quả đồi phía sau nhà bị sạt lở vùi lấp nhà của một hộ dân ở xã Lâm Đớt (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), làm 2 người bị thương.