Cá nục tươi từ biển vừa cập cảng Kỳ Hà (Quảng Nam) đã được các thành viên một nhóm thiện nguyện tại Đà Nẵng thu mua, vận chuyển bằng xe đông lạnh ra Đà Nẵng để sẵn sang cấp đông gửi đi TP.HCM.
Theo chia sẻ của bà Nguyễn Bích Thủy, thành viên nhóm thiện nguyện tại Đà Nẵng, đợt này nhóm thu mua giúp bà con miền Trung 7 tấn cá nục tươi. Chuyến đầu tiên sẽ “đi” trước 4 tấn và ngày tới sẽ đi tiếp 3 tấn còn lại.
“Mỗi khi Đà Nẵng gặp thiên tai, bão lũ, kể cả những đợt dịch bệnh trước, thì người Sài Gòn luôn đồng hành, hỗ trợ tích cực cả vật chất và tinh thần. Giờ TP. HCM “căng mình” chống dịch thì người Đà Nẵng lại chung tay, đều là những việc cần kíp giữa lúc khó khăn. Chúng tôi nhận cả sự ủy thác của bạn bè ở cả Mỹ và Úc để chung tay hỗ trợ Sài Gòn”, bà Thủy nói.
Tại Đà Nẵng, số cá nục tươi vừa thu mua được một nhà máy thủy sản tại Thọ Quang xử lý khâu đông lạnh tiêu chuẩn. “Toàn bộ số cá nục, chúng tôi giúp các bạn thiện nguyện kiểm soát vi sinh, sơ chế, làm sạch và cấp đông tiêu chuẩn. Sau cấp đông là quy trình cân ký và đóng gói tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngay sau đó, cá sẽ được xe đông lạnh chở vào Sài Gòn hỗ trợ bà con chống dịch”, ông Nguyễn Văn Chín, một người dân Đà Nẵng, cho biết.
Các thành viên nhóm đều hi vọng cá tươi được bảo quản đúng quy trình sẽ đến với bà con Sài Gòn nhanh nhất, kịp thời nhất. “Các địa phương đều hướng về Sài Gòn với cả tấm lòng, ai có gì gửi nấy. Đà Nẵng có cá tươi thì gửi cá tươi, cũng là tấm lòng của người Đà Nẵng. Mong người Sài Gòn có thể kiên cường chiến thắng dịch bệnh”, bà Nguyễn Đặng Mỹ Uyên, một thành viên khác của nhóm thiện nguyện chung tay mua cá nục gửi tặng Sài Gòn, chia sẻ.
Tại Sài Sòn, anh Lê Minh Đức, Trưởng nhóm thiện nguyện Thanh Xuân, nhóm phụ trách phối hợp tiếp nhận và phân chia cá tươi từ Đà Nẵng vào cho biết, nhóm đã lên danh sách những địa điểm sẽ phân phối cá tươi.
“Cá vào đến TP. HCM, chúng tôi sẽ phân gọn luôn trong 1 buổi để đảm bảo độ tươi xanh đến bà con ở những điểm nóng của dịch bệnh. Điểm đến sẽ là các bếp ăn phục vụ khu cách ly, phục vụ tuyến đầu chống dịch, lực lượng tình nguyện viên, sau đó đến người dân ở các khu cách ly, phong tỏa...”, anh Đức nói.
Theo anh Đức, những ngày qua nhóm đã nhận và phân chia gần cả chục tấn rau củ, thực phẩm tươi từ Đắk Lắk, Đà Lạt, Vĩnh Long gửi “tiếp sức” cho người Sài Gòn, và giờ đến cá tươi của miền Trung, cụ thể là từ những người Đà Nẵng.
“Cám ơn tấm lòng, sự chia sẻ của bà con khắp nơi. Hiện, tình hình dịch bệnh vẫn đang rất căng thẳng và ngày càng diễn biến phức tạp hơn”, anh Đức lo lắng.
Giữa dịch Covid-19, người Sài Gòn dù kiên cường đến đâu cũng cần sự động viên cả về vật chất lẫn tinh thần để vượt qua khó khăn này. “Không riêng gì những chuyến cá tươi từ Đà Nẵng, những chuyến xe “cõng” thực phẩm, “cõng” nghĩa tình của bà con các địa phương cũng đang cùng hướng về Sài Gòn. Sài Gòn cố lên!”, một thành viên nhóm thiện nguyện gửi lời yêu thương từ Đà Nẵng.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ quả đồi phía sau nhà bị sạt lở vùi lấp nhà của một hộ dân ở xã Lâm Đớt (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), làm 2 người bị thương.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, nước trên sông Hương và sông Bồ lên nhanh có thể vượt báo động 3, toàn bộ học sinh tỉnh Thừa Thiên - Huế được nghỉ học ngày 25/11 để đảm bảo an toàn.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.