Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã giải trình trên diễn đàn Quốc hội về dịch bệnh sốt xuất huyết vào chiều 1/11.
Theo bà Tiến, năm vừa qua số lượng sốt xuất huyết mắc tăng 46% so với năm 2016, số lượng tử vong năm ngoái có 30 ca, năm nay tăng 1 ca, phân bổ nặng nhất là khu vực phía Nam 45%, khu vực miền Bắc chỉ có 15%, thấp hơn Tây Nguyên.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Nguyên nhân trước tiên do biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, mưa nhiều, biến đổi khí hậu xung quanh các nước trong khu vực và trên thế giới cũng tăng đột biến về số ca mắc xuất huyết; do di cư, vệ sinh môi trường và nhập cư ở các khu dân cư đông người và các khu xây dựng làm rất nhiều ổ đọng nước cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh đẻ, muỗi Aedes aegypti là muỗi vằn.
Nguyên nhân nữa là chưa bao giờ Hà Nội cũng như các thành phố khác đã quyết liệt như vậy, đến cả các tổ tự nguyện và giám sát các hộ gia đình, rất nhiều phương tiện truyền thông và phương pháp về kỹ thuật từ phun hóa chất cho đến diệt loăng quăng nhưng kết quả hết sức chậm, mặc dù đến nay dịch đã giảm hẳn. Một mặt nữa là môi trường của chúng ta người dân chưa có ý thức và chưa được hợp tác khi phun thuốc. Đặc biệt, quyết liệt nhưng chưa thật hiệu quả từ hệ thống, đặc biệt các phương pháp diệt loăng quăng.
Tranh luận với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến về nguyên nhân dịch bệnh sốt xuất huyết, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng - Uỷ viên thường trực Uỷ ban tư pháp, nhận xét "Bộ trưởng nói vậy thì cơ bản dịch bệnh là do thời tiết". Tuy nhiên, theo ông Nhưỡng, việc không khoanh vùng dịch, không công bố dịch kịp thời đã để dịch bệnh bùng phát, gây chết người, "khi đó mới làm thì không kịp".
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng
Ngoài ra, ông Nhưỡng phản ánh, "tôi đi thực tế các bệnh viện thấy giường kê hết ra hành lang, gặp nhiều thanh niên khoẻ mạnh nhưng vẫn nằm trên những giường đó. Nhiều bệnh viện ở Hà Nội hiện có tình trạng nhốn nháo, một số bác sĩ không còn tâm trí chữa bệnh vì bảo vệ ít, rất dễ bị người nhà bệnh nhân và kẻ khác đến hành hung. Nếu tiếp tục như vậy thì họ không thể nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Người dân và bác sĩ luôn lo lắng".
Đại biểu Nhưỡng nhấn mạnh: "Bệnh viện lẽ ra là nơi miễn nhiễm với tiêu cực nên tôi chỉ muốn trao đổi như trên để ngành y tế xem xét công tác sao cho tốt hơn".
D.T