Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 8 tháng 4 năm 2021 | 16:2

Giá thức ăn chăn nuôi ở mức rất cao so với nhiều năm gần đây

Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng giá thức ăn chăn nuôi tăng vừa qua bởi Trung Quốc gia tăng nhập khẩu với số lượng lớn và giá nguyên liệu tăng.

thuc-an-chan-nuoi.jpg
Dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty Cổ phần Nông sản Phú Gia. (Ảnh: TTXVN)

 

Giá thức ăn chăn nuôi thời gian qua liên tục tăng cao với nhiều đợt, trung bình mỗi đợt tăng từ 5.000-10.000 đồng/bao. Hiện nhiều loại thức ăn đã có mức chênh lệch từ 30.000-45.000 đồng/bao (loại 25kg) so với trước đó.

Giá neo ở mức rất cao so với nhiều năm trở lại đây nhưng có nhận định vẫn cho rằng, giá thức ăn chăn nuôi sẽ vẫn ở mức cao bởi nhiều yếu tố chi phối.

Ông Phạm Đức Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng giá thức ăn chăn nuôi tăng vừa qua bởi Trung Quốc gia tăng nhập khẩu với số lượng lớn.

Ngoài ra, do dịch Covid-19 nên việc vận chuyển khó khăn gây đứt đoạn chuỗi cung ứng và ảnh hưởng nguồn cung nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Với mức tăng giá của các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi hiện nay, ông Phạm Đức Bình cho rằng, các doanh nghiệp còn đang có giá bình quân gia quyền (hàng cũ và hàng mới) cộng với việc nhiều doanh nghiệp đã mua hàng theo trước kỳ hạn có giá tốt nên họ vẫn chia sẻ giá hiện nay với người chăn nuôi.

Ngành thức ăn chăn nuôi đang có sự cạnh tranh hoàn hảo và người có lợi là người chăn nuôi.

“Bản thân doanh nghiệp cũng đang phải cạnh tranh nhau bằng cách hạn chế tăng giá để còn đảm bảo thị phần khách hàng. Vì nếu tăng quá cao dễ dẫn đến mất khách hàng vào đối thủ. Trong thời gian này, nhiều doanh nghiệp đang sử dụng chiêu thức cạnh tranh về giá. Nếu đúng giá nguyên liệu hiện nay nhập khẩu về chế biến thành phẩm thì doanh nghiệp đều lỗ” - ông Phạm Đức Bình đánh giá.

Ông Phạm Đức Bình dự đoán, các nguyên liệu cũng khó có thể tăng lên mãi. Bởi, hiện nguyên liệu cho chế biến thức ăn chính là ngô và đậu nành, nhưng cũng có những nguyên liệu phụ trợ, nguyên liệu địa phương như cám gạo, khoai mì… đây là đại lượng có thể thay đổi được.

Do đó, trong chế biến có thể thay đổi tỷ lệ thành phần các nguyên liệu này để giảm áp lực vào các nguyên liệu chính trên.

Với quy mô hàng nghìn con lợn nhưng trang trại ông Nguyễn Quốc Toản ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên tự mua nguyên liệu và phối trộn thành thức ăn. Ông Toản đánh giá nguyên liệu đầu vào tăng quá cao so với năm ngoái, giá ngô từ trên 4.000 lên (2020) trên 7.000 đồng/kg, còn đậu tương từ 8.000 đồng/kg lên gần 13.000 đồng/kg và giá vẫn đang có sự biến động tăng giảm, chưa thấy sự ổn định.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, với tình hình tăng như hiện nay khả năng các doanh nghiệp sẽ tăng lên tiếp. Nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào thế giới, nếu giá xuống thì giá về Việt Nam mới xuống được.

Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết năm 2013, giá nguyên liệu thức ăn cũng đã từng tăng cao tương đương như hiện nay.

Cụ thể, năm 2013 giá ngô là 7.200 đồng/kg, trong quý 1/2020 là gần 7.400 đồng/kg; giá khô đậu tương năm đó là gần 13.900 đồng/kg còn nay là trên 13.500 đồng/kg...

Bởi vậy, giá thức ăn chăn nuôi vừa qua tăng cao do nguyên nhân chính là giá nguyên liệu tăng. Cụ thể, những nguyên liệu chính để chế biến thức ăn chăn nuôi đều tăng như: ngô tăng 31,4%, cám mỳ 34%, khô đậu tương tăng 41%, DDGS (bã rượu khô) tăng 54%...

Giá thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh vừa qua tăng từ 7-10%, tương đương từ 700-1.000 đồng/kg. Như vậy, giá nguyên liệu đang tăng hơn nhiều so với giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm.

Ông Nguyễn Xuân Dương nhận định các công ty thức ăn chăn nuôi sẽ còn tăng giá mới bù lại được giá nguyên liệu tăng. Nhưng họ cũng không thể tăng được nữa vì thời gian vừa qua giá các sản phẩm chăn nuôi không tăng, nhất là gia cầm, bà con chăn nuôi rất khó khăn. Chia sẻ khó khăn này nên các doanh nghiệp đã thực hiện tăng thành nhiều đợt nhỏ.

“Nếu tăng cao quá người chăn nuôi cũng bỏ nuôi thì họ cũng bị thiệt hại. Bản thân tôi đang thấy họ đang điều tiết theo kinh tế thị trường rất tốt. Giá cần hài hòa để người chăn nuôi phát triển” - ông Nguyễn Xuân Dương cho hay.

Theo ông Nguyễn Xuân Dương, nếu so với mức tăng nguyên liệu trên thì các doanh nghiệp sẽ tăng tương xứng vào khoảng 20%. Hiện, doanh nghiệp mới tăng khoảng từ 7-10%, như vậy giá thức ăn chăn nuôi sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới với mức từ 5-10% so với hiện nay.

Ông Nguyễn Xuân Dương nhận định đỉnh điểm giá thức ăn chăn nuôi sẽ rơi vào tháng 5, nếu giảm có giảm thì khả năng sang tháng 6, nhưng mức giảm cũng không nhiều. Hiện các nước Nam Mỹ đang vào vụ thu hoạch nông sản, sau khi thu hoạch cũng cần có độ trễ về thời gian.

Tuy nhiên, mặt bằng giá nông sản trên thế giới đều tăng cao, điển hình như giá gạo tăng rất cao. Giá nông sản sẽ thiết lập một trật tự mới và khó xuống thấp như thời gian vừa qua. Giá thức ăn chăn nuôi cũng sẽ thiết lập một mặt bằng mới.

Trước những khó khăn của người chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia cầm, ông Nguyễn Xuân Dương cho biết, thị trường sản phẩm chăn nuôi sắp tới sẽ khởi sắc trở lại. Với giá lợn hiện nay người chăn nuôi vẫn đang có lãi. Đối với gia cầm đang có xu hướng tăng giá và người chăn nuôi đang cầm hòa, chuẩn bị có lãi.

Lo ngại người chăn nuôi sẽ phát triển đàn gia cầm mạnh khi thấy giá tăng, ông Nguyễn Xuân Dương khuyến cáo, người chăn nuôi chỉ sản xuất bằng quy mô của năm ngoái. Những người chăn nuôi gia cầm hãy lấy thời điểm này năm ngoái để cân đối sản xuất vì năm ngoái sản phẩm gia cầm và trứng đã có mức tăng trưởng gần 10%.

Trên thị trường nông sản thế giới, giá nhiều loại nguyên liệu như ngô, đậu tương vẫn tăng và ở mức cao. Cụ thể, trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ hạn trong phiên ngày 7/4 là giá ngô là 5,605 USD/bushel, giá lúa mỳ là 6,1625 USD/bushel, còn giá đậu tương là 14,0875 USD/bushel.

Trong khi trước đó, giá phiên giao dịch ngày 31/12/2020, giá ngô là 4,84 USD/bushel, giá lúa mỳ là 6,405 USD/bushel, còn giá đậu tương là 13,11 USD/bushel.

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top