Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 26 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 26 tháng 4 năm 2021 | 15:31

Giá thức ăn và phân bón tăng cao làm khó nông dân

Những tháng đầu năm 2021, giá thức ăn chăn nuôi và giá phân bón đồng loạt tăng, khiến người nông dân đã bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, giờ đây lại tăng thêm phần khó khăn.

t12.JPG
Các doanh nghiệp chăn nuôi đang điêu đứng vì giá thức ăn tăng cao.

 

Thức ăn chăn nuôi, phân bón “rủ nhau” tăng

Trong những ngày cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2021, giá phân bón và giá thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, theo các chuyên gia đây là mức tăng cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Các đại lý phân bón tại khu vực phía Nam cho biết, vào cuối tháng 2/2021, phân đạm urêđược các nhà máy sản xuất và nhà nhập khẩu chào bán với giá 9.000-9.600 đồng/kg, tăng khoảng 600 đồng/kg so với trước đó khoảng 1 tuần.

Trong khi đó phân bón quan trọng khác là DAP trong nước mới chỉ đáp ứng được 30-35%, còn lại phải nhập khẩu và đang có dấu hiệu khan hàng.

Giá DAP nội địa cũng tăng nhanh khi giá bán ra tại nhà máy của DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai tăng 900.000 đồng/tấn, lên mức 9,528 triệu đồng/tấn. Theo đó, giá DAP Đình Vũ và DAP Lào Cai ngoài thị trường tăng gần 2 triệu đồng/tấn, lên 10,4 triệu đồng/tấn.

Trong khi  đó, giá bán lẻ phân đạm Cà Mau (urê Cà Mau) tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp đang ở mức 500.000 - 510.000 đồng/bao, tăng hơn 150.000 đồng/bao so với cuối năm trước. Giá các loại urê Phú Mỹ, urê Ninh Bình và nhiều loại urê nhập khẩu khác cũng có giá khá cao, ở mức 480.000 - 500.000 đồng/bao, thậm chí cao hơn vài chục nghìn đồng/bao.

Giá phân bón NPK 20-20-15 Hiệp Thanh có giá 600.000 đồng/bao; NPK 20-20-15 Đầu Trâu và NPK 20-20-15 Cò Bay ở mức 650.000 - 660.000 đồng/bao.

Không chỉ có phân bón tăng giá, mà ngay đầu tháng 3, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng đồng loạt gửi thông báo tăng giá đến khách hàng với mức tăng 300 - 400 đồng/kg, cá biệt có doanh nghiệp tăng 600 - 800 đồng/kg. Đây là đợt tăng giá mới nhất và cao nhất từ trước đến nay của mặt hàng này và là tháng thứ 5 liên tiếp các công ty thông báo tăng giá tới khách hàng.

Đâu là nguyên nhân?

Theo các chuyên gia, giá phân bón trong nước tăng mạnh thời gian qua là do ảnh hưởng của giá phân bón thế giới tăng mạnh trở lại từ giữa năm 2020 sau thời gian suy thoái. Cùng với đó là cước tàu và container tăng chóng mặt trong nửa cuối năm 2020 cũng làm tình hình vận chuyển và giá cả tăng lên.

Về nguyên nhân của giá thức ăn tăng, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT) Nguyễn Xuân Dương nhận định: Việt Nam là quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi thuộc nhóm đầu của các nước Đông Nam Á nhưng lại không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phải phụ thuộc vào nước ngoài tới hơn 80%. Trong khi đó, dịch Covid-19 đã khiến ngành vận tải gặp khó khăn do khâu kiểm soát dịch bệnh khắt khe tại các nước xuất khẩu, thậm chí nhiều nước đã tạm dừng hoạt động này nên gây đứt gãy chuỗi cung ứng.

Nhận định về giá phân bón và thức ăn chăn nuôi tăng mạnh, các chuyên gia và nhà quản lý đều khẳng định do  nhập khẩu  khó khăn là hoàn toàn có cơ sở. Bởi lẽ, năm 2020 là năm cả thế giới đứng trước đại dịch Covid-19, sự tàn phá của đại dịch  đã làm nền kinh tế của các quốc gia  bị suy giảm rất mạnh. Các hoạt động xuất, nhập khẩu giữa các quốc gia đều bị ngưng trệ, hàng hóa từ các nước đều phải tạm ngưng, không thể xuất khẩu được. 

Giải pháp ổn định giá

“Hiện nay, nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hầu hết phải nhập khẩu, do vậy trước mắt, các cơ quan chức năng xem xét giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (ngô, đậu tương); đồng thời, đẩy mạnh việc kết nối với các nước như Nga, Ukraine... nhằm mở rộng thị trường thu mua nguyên liệu”, Giám đốc Công ty TNHH Thiên Quang (Chương Mỹ - Hà Nội) Nguyễn Quang Thắng  kiến nghị.

Còn Giám đốc Công ty CP Giống gia cầm Ngọc Mừng (Đông Anh - Hà Nội) Hoàng Mạnh Ngọc  đề nghị: “Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, khủng hoảng trong thời gian này, ngân hàng cần có chính sách hỗ trợ lãi suất trong các khoản vay để phát triển sản xuất”.

Việc tự cung tự cấp thức ăn chăn nuôi là một trong những biện pháp quan trọng trong giai đoạn này. Ông Nguyễn Văn Hà, chủ trang trại chăn nuôi ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã đầu tư máy nghiền và máy trộn thức ăn, trung bình mỗi ngày sản xuất 600kg, cung cấp đủ thức ăn cho 270 con lợn. Ông Hà cho biết, với việc tự phối trộn cám thay vì mua thức ăn chế biến sẵn, trang trại tiết kiệm được khoảng 20 triệu đồng/tháng.

Về lâu dài, để điều tiết được thị trường trong nước, cần chủ động tìm lời giải cho bài toán nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Trong đó, cần quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; có cơ chế khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu, công nghiệp sản xuất nguyên liệu trong nước, từng bước thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu...

Đối với phân bón, ông Vũ Duy Hải, Tổng giám đốc Công ty CP Vinacam, đề xuất: “Trong tình hình này, Chính phủ nên có biện pháp khẩn cấp là tạm thời hủy bỏ biện pháp tự vệ đối với phân DAP, MAP nhập khẩu để các doanh nghiệp mua hàng, tăng nguồn cung trong nước”.

Theo ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, ngay khi giá mặt hàng DAP tăng mạnh, Cục đã liên hệ với các nhà máy sản xuất DAP trong nước đề nghị các đơn vị hạn chế xuất khẩu để ưu tiên tối đa cho thị trường trong nước.

“Bên cạnh đó, người nông dân cũng cần sử dụng phân bón tiết kiệm, hiệu quả hơn, bởi thực tế hiệu suất sử dụng phân bón của Việt Nam đang rất thấp, chỉ đạt 50 - 60%, dẫn tới lãng phí và ô nhiễm môi trường”, ông Trung nói.

Qua đánh giá, Bộ Công Thương nhận thấy, biến động giá DAP thời gian gần đây chủ yếu do các yếu tố bên ngoài như sự tăng giá của một số nguyên liệu đầu vào, sự gia tăng của chi phí vận chuyển… chứ không phải do nhu cầu trong nước đối với DAP tăng mạnh so với trước.

Do đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các đơn vị liên quan để đánh giá, rà soát biện pháp tự vệ một cách khách quan, tổng thể và phù hợp với quy định của pháp luật...

Ổn định được giá thức ăn chăn nuôi và giá phân bón là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các bộ, ngành và các đơn vị kinh doanh, sản xuất. Điều này  đảm bảo cho thị trường không có biến động lớn làm ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi và trồng trọt của người nông dân.

 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • SeABank được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

    SeABank được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

    Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 (Best Places To Work 2024) do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

  • The S-Vista “tạo sóng” cho phân khúc căn hộ tại thị trường phía Đông Thủ đô

    The S-Vista “tạo sóng” cho phân khúc căn hộ tại thị trường phía Đông Thủ đô

    Những sản phẩm số lượng giới hạn luôn có sức hút nhờ tiềm năng tăng giá vượt trội so với mặt bằng chung. Cũng vì lý do đó mà ngay sau khi mở bán, tòa căn hộ cuối cùng The S-Vista thuộc phân khu Sapphire - Vinhomes Ocean Park 1 đã khuynh đảo thị trường phía Đông Hà Nội.

  • Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Agribank tích cực hỗ trợ vốn phát triển nhà ở xã hội

    Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.

Top