Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh SXH, mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát, song ngành Y tế Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp để tăng cường công tác phòng chống dịch.
Tại buổi họp giao ban báo chí chiều 25/7, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết: Thành phố quyết tâm không để bùng phát dịch sốt xuất huyết (SXH).
Theo Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm 2017 đến nay toàn thành phố ghi nhận có 6.699 bệnh nhân mắc SXH (trong đó có gần 90% bệnh nhân đã khỏi bệnh), có 01 trường hợp tử vong tại phường Trung Liệt (quận Đống Đa), có 02 trường hợp tử vong có liên quan đến bệnh SXH tại phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai) và phường Cống Vị (quận Ba Đinh). Địa phương có số ca mắc cộng dồn cao là Đống Đa (1.407 ca); Hoàng Mai (1.344 ca); Hai Bà Trưng (508 ca); Thanh Trì (427 ca) Thanh Xuân (420 ca); Hà Đông (406 ca).
Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh SXH, mặc dù vẫn trong tầm kiểm soát, song ngành Y tế Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai các biện pháp để tăng cường công tác phòng chống dịch.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội trong buổi giao ban báo chí chiều ngày 25/7
Theo ông Hoàng Đức Hạnh, Sở Y tế đã tham mưu cho UBND T.P Hà Nội ban hành Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 11/7/2017 về việc tăng cường triển khai các biện háp phòng chống dịch SXH
Sở Y tế đã ban hành Kế hoạch số 2324/KH-SYT ngày 30/6/2017 về tăng cường công tác phòng chống SXH 6 tháng cuối năm trên địa bàn TP. Hà Nội.
Kế hoạch 2480/KHLN/YT-TĐHN của Liên ngành Y tế và Thành đoàn Hà Nội phói hợp triển khai công tác phòng chống dịch SXH.
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và kiểm tra, ngành Y tế TP đã phát hiện và điều trị sớm các bệnh nhân có triệu chứng và SXH, nên đã giảm thiểu được số lương bệnh nhân mắc bệnh SXH trên toàn TP.. Theo báo cáo của các bệnh viện đa khoa trên địa bàn, số bệnh nhân mắc SXH chỉ còn khoảng 700 ca (chiếm 10%) đang được điều trị.
Số lượng bệnh nhân mắc bệnh SXH có ở cả 30/30 quận, huyện và thị xã, có 411 xã, phường, thị trấn (chiếm 70%) có bệnh nhân mắc bệnh, tuy nhiên đến nay chỉ còn 236 xã. Phường, thị trấn có bệnh nhân mắc SXH ( chiếm 40,4%)
Ông Hạnh cũng cho biết thêm, bệnh SXH không lây truyền trực tiếp giữa người với người mà phải qua vật trung gian đó là do muỗi Anophen truyền bệnh từ người có bệnh sang người chưa mắc bệnh. Muốn diệt được muỗi Anophen, các gia đình cần diệt bọ gậy và loăng quăng sinh sống ở những nơi có nước đọng, bãi đất trống, khu nhà không có người ở ẩm thấp… là những nơi thuận lợi cho muỗi Anophen sinh sản và phát triển.
Vì vậy, người dân cần thường xuyên dọn vệ sinh xung quanh nơi sinh sống, không để các dụng cụ đựng nước mưa, nước sinh hoạt không có nắp đậy,các vũng nước đọng trong tất xô, thùng, chậu,…là điều kiện thuận lợi cho muỗi Anophen sinh sản.
Để bệnh dịch không có điều kiện phát triển, lây lan rộng, ngành Y tế TP. đã tổ chức xử lý 876 ổ dịch nhỏ qui mô tổ dân phố, thôn xóm. Tiến hành phun hóa chất trên diện rộng với 57 chiến dịch và 36 lần phun bằng máy phun cỡ lớn trên ô tô vào ban đêm tại các địa bàn trọng điểm có nhiều người mắc bệnh.
Thời tiết có nhiều biến đổi, điều kiện vệ sinh môi trường hạn chế, có một số khu vực dân cư thiếu nước sạch dùng cho sinh hoạt, nhiều bãi đất trống,công trường xây dựng… là nơi muỗi có điều kiện sinh sản mạnh. Dân số ngày một tăng cao, tốc độ đô thị hóa lớn, nhiều người dân lao động từ các tỉnh về Hà Nội sinh sống.
Thêm vào đó tác nhân gây bệnh là vi rút Dengue có 4 tuýp là D1, D2, D3, D4 mà trước đó Hà Nội chỉ phát hiện ra hai tuýp gây bệnh là D1 và D2. Đây là một trong những nguyên nhân để bệnh SXH có nguy cơ bùng phát..
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết: Nhận định dịch SXH có thể diễn biến phức tạp, bệnh nhân SXH có thể gia tăng. UBND TP. và Sở Y tế đã tổ chức các biện pháp quyết liệt để ngăn chặn dịch SXH bùng phát. Quyết tâm của Thành phố và ngành y tế là kiểm soát và không để dịch SXH bùng phát.
Ngọc Thủy