Hà Tĩnh đã trải qua 17 ngày gồng mình chiến đấu với đợt dịch có tính chất phức tạp, diễn biến nhanh nhất từ trước đến nay. Với tinh thần chống dịch như chống giặc, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh đều chung một tấm lòng quyết đẩy lùi Covid-19.
Cả hệ thống chính trị vào cuộc
Trước diễn biến nhanh và phức tạp của dịch bệnh, Hà Tĩnh đã vào cuộc một cách chủ động, bình tĩnh nhưng hết sức khẩn trương, quyết liệt và đồng bộ. Hàng ngàn “chiến sỹ” là cán bộ y tế từ tỉnh đến cơ sở, là công an, quân đội, dân quân tự vệ, cán bộ chính quyền, đoàn thể các cấp đã khẩn trương có mặt, lăn xả ở tuyến đầu hiểm nguy, gian khó để khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm với số lượng các trường hợp liên quan ngày càng lớn, diện phong tỏa, sàng lọc ngày càng mở rộng. Lãnh đạo ngành y tế bám sát hiện trường chỉ đạo cụ thể về công tác chuyên môn, các đồng chí trong Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của tỉnh, lãnh đạo tỉnh liên tục kiểm tra cơ sở, vừa động viên, vừa kịp thời chỉ đạo và nắm bắt thực tiễn để đưa ra những quyết sách linh hoạt, hiệu quả nhất trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
“Chốt có 15 người, ngoài lực lượng công an đảm nhiệm chính còn có các lực lượng quân sự, dân quân tự vệ. Để thực hiện nhiệm vụ, anh em chia thành 3 tổ, xoay vòng 3 ca, mỗi tổ đảm nhiệm công việc trong 6 tiếng rồi thay ca khác. Xác định đây là chốt trọng điểm với lưu lượng phương tiện và hàng hóa qua lại cao nên dù mưa, nắng anh em vẫn động viên nhau cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh việc tuần tra, kiểm soát người và phương tiện ra vào, anh em cán bộ chiến sĩ còn làm nhiệm vụ tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu và tuân thủ quy định phòng chống dịch" Trung úy Hồ Viết Dũng, Đội cảnh sát giao thông Công an huyện Lộc Hà chia sẻ.
Vượt nắng mưa, các chiến sĩ tại các chốt phòng chống dịch vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Hà Tĩnh đang trải qua những ngày nắng nóng gay gắt kéo dài, có những nơi nhiệt độ đã vượt quá 40 độ C. Thời tiết khắc nghiệt càng khiến cho công tác phòng chống dịch bệnh gặp nhiều khó khăn, phải liên tục làm việc dưới nền nhiệt cao đã khiến không ít cán bộ y tế kiệt sức… Thế nhưng các chiến sỹ tuyến đầu chống dịch vẫn luôn cố gắng khắc phục, vượt lên khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nhằm sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Sinh viên, giảng viên Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh ra quân tham gia lực lượng tuyến đầu chống dịch.
Ngành y tế đã huy động hơn 500 cán bộ tại các bệnh viện, trung tâm y tế, giảng viên, sinh viên Trường Cao đẳng Y tế kịp thời có mặt ở tất cả các địa bàn để tăng tốc đến mức cao nhất cho việc khoanh vùng, sàng lọc, kiểm soát dịch bệnh. Ngành cũng đã nhận được sự hỗ trợ của đoàn công tác tỉnh Nghệ An với 52 cán bộ, nhân viên hỗ trợ lấy mẫu và xét nghiệm cho hơn 4 ngàn mẫu bệnh phẩm. Bộ Y tế cử chuyên gia hỗ trợ Hà Tĩnh về mặt chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch.
Tính từ 4/6 đến chiều tối 22/6, Hà Tĩnh có 84 ca dương tính với SARS-CoV-2 có 2.129 F1, 17.705 F2 đã được nhận diện; 114.307 mẫu xét nghiệm đã được lấy, trong đó, 97,5% đã có kết quả, là một khối lượng công việc khổng lồ mà đội ngũ y tế, cán bộ cơ sở đã phải dốc toàn bộ sức lực, ý chí của mình trên trận tuyến phòng, chống dịch.
Hơn 100 chốt kiểm soát vùng cách ly y tế và chốt phong tỏa tại các lối vào khu vực có bệnh nhân dương tính đã được thiết lập ở các địa phương có dịch. Hơn 1.000 cán bộ, chiến sỹ công an, quân đội, dân quân tự vệ, y tế đã vượt qua khó khăn, gian khổ, không quản ngày nắng gắt, đêm mưa gió, kiên trì bám chốt, bám địa bàn, quyết không một phút lơi lỏng để từng bước ngăn chặn, khống chế dịch bệnh.
Từ ngày phát sinh ca bệnh cộng đồng đến nay, cán bộ trạm y tế xã, phường, nhất là ở các địa phương có dịch hoạt động hết công suất, trực 24/24h để tiếp nhận khai báo y tế, hướng dẫn cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, theo dõi sức khỏe Nhân dân, đồng thời cùng với cán bộ chính quyền địa phương giám sát, theo dõi việc cách ly y tế tại nhà đúng quy định.
Trên trận tuyến chống dịch còn có sự hy sinh lặng thầm của lực lượng cán bộ y tế, quân đội nằm trong bộ khung quản lý, phục vụ các khu cách ly tập trung, hiện đang thực hiện cách ly y tế cho 1.706 tại Khu KTX Mitraco, Trung tâm Huấn luyện Cẩm Xuyên, KTX Đại học Hà Tĩnh và khu cách ly các huyện, xã. Là lực lượng cán bộ y tế, lái xe cứu thương vận chuyển bệnh nhân đi điều trị; là đội ngũ y, bác sỹ, nhân viên Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo không quản ngại hiểm nguy, vất vả, đang nỗ lực cao nhất để tiếp đón, điều trị số lượng bệnh nhân Covid-19 ngày càng gia tăng.
Hệ thống truyền thanh cơ sở liên tục đưa thông tin đến từng thôn xóm; các cơ quan báo chí địa phương dành gần như toàn bộ thời lượng cho công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; thông tin, quán triệt các chủ trương, chính sách, giải pháp phòng, chống dịch của tỉnh để người dân đồng thuận, chia sẻ. Nhiều nhà báo đã trở thành chiến sỹ có mặt trên tất cả các trận tuyến, cùng chung vất vả, gian khó, hiểm nguy để phản ánh nhanh chóng, chính xác, kịp thời, sinh động nhất diễn biến về dịch bệnh; cổ vũ các lực lượng, động viên Nhân dân không hoang mang, lo lắng, chung sức, đồng lòng chống dịch.
Người dân xã Sơn Giang (Hương Sơn) đã tập trung làm các mái tranh kè (rèm bằng lá cọ) để che nóng cho lực lượng chống dịch.
Lan tỏa tinh thần đoàn kết giữa đại dịch
Đến chiều ngày 22/6, Ủy ban MTTQ các cấp ở Hà Tĩnh đã tiếp nhận hơn 62 tỷ đồng (gồm tiền và hàng hóa quy đổi) từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19.
Tuyến đầu đang "căng mình" chống dịch còn hậu phương thì "miệt mài" với việc quyên góp, ủng hộ từ cộng đồng xã hội. Từ già đến trẻ, không phân biệt tôn giáo, lứa tuổi… tất cả vì mục tiêu chung đẩy lùi covid-19.
Người dân Thạch Kênh (Thạch Hà) tặng rau, củ cho khu cách ly
Đem tới gửi mớ rau vườn cùng 50.000 đồng kiếm được nhờ bắt cua đồng, em Đặng Phi Thiên Long (15 tuổi) tại thôn Văn Minh, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà) tâm sự: "Sáng sớm khi nghe loa phát thanh thông báo, em hái ít rau trong vườn đem đến góp cho mấy cô chú đang làm nhiệm vụ chống dịch tại các chốt”.
Cơ sở sản xuất Giò chả Thành Duẫn, thôn Yên Nghĩa, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà đã ủng hộ 60 suất cơm trao tặng công dân và lực lượng trực chốt ở khu cách ly tập trung trên địa bàn.
Trong gian khó, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân lại tiếp tục được khơi dậy. Nhiều tổ chức, cá nhân đã đồng lòng sẻ chia, chung tay ủng hộ bằng tinh thần và vật chất đối với các lực lượng phòng dịch. Người dân các huyện Hương Sơn, Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc... thêm nhiều bếp lửa đỏ. Nhiều doanh nghiệp dẫu khó khăn bởi những ảnh hưởng của dịch vẫn chung tay hỗ trợ tuyến đầu.
Nhiều tổ chức, cá nhân đã đồng lòng sẻ chia, chung tay ủng hộ bằng tinh thần và vật chất đối với các lực lượng phòng dịch.
Ông Phan Công Thân, Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: “Với tinh thần đồng hành cùng cả tỉnh chống dịch, CBCNV Agribank cũng luôn dành tình cảm, vật chất, tinh thần, kịp thời động viên nhân dân, khách hàng vùng dịch và các lực lượng đang làm công tác chống dịch. Công tác an sinh xã hội là hoạt động được Đảng ủy, Ban Giám đốc, công đoàn đặc biệt quan tâm và triển khai thường xuyên. Riêng với đại dịch Covid-19, Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh đã ủng hộ bằng tiền mặt và hiện vật với số tiền hơn 800 triệu, cùng với đó Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh còn triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực cùng người dân, doanh nghiệp chung tay đẩy lùi dịch bệnh...”.
Agribank Chi nhánh Thành Sen (trực thuộc Agribank Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh) ủng hộ Bệnh viện tỉnh Hà Tĩnh 30 triệu đồng.
Trong cơn “càn quét” của dịch Covid-19 càng thấy rõ hơn tính cách phóng khoáng, tấm lòng nhân nghĩa của người Hà Tĩnh. Hoá ra giữa khó khăn mới thấy, nghĩa đồng bào chứa chan thế nào. Cuộc chiến chống giặc Covid-19 còn dài, nhiều gian khó, nhưng người dân Hà Tĩnh có niềm tin chiến thắng bởi những giá trị được kết tinh từ truyền thống của dân tộc. Trân trọng những giá trị ấy cũng là một cách tiếp thêm niềm tin trong trận chiến đầy gian khó này.
(Bài viết tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQCP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.
Sáng 23/11, tại nhà thi đấu thể dục thể thao huyện, UBND huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) tổ chức Hội thi pháo đất năm 2024 nhằm bảo tồn và phát huy giá trị trò chơi dân gian truyền thống.
Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ quả đồi phía sau nhà bị sạt lở vùi lấp nhà của một hộ dân ở xã Lâm Đớt (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), làm 2 người bị thương.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, nước trên sông Hương và sông Bồ lên nhanh có thể vượt báo động 3, toàn bộ học sinh tỉnh Thừa Thiên - Huế được nghỉ học ngày 25/11 để đảm bảo an toàn.
Hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và nhân kỷ niệm 65 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã triển khai trồng hơn 1.000 cây xanh có hoa, lá màu sắc đẹp trên núi Kim Phụng.