Trách nhiệm, quyết liệt, linh hoạt, nhân văn trong suốt quá trình lãnh đạo, chỉ đạo; huy động tổng lực sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng, chung sức của toàn dân,
Hà Tĩnh đã đạt những thành công bước đầu trong “cuộc chiến” phòng, chống dịch Covid-19. Đồng thời, duy trì phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo tốt đời sống cho nhân dân.
Dịch đang được kiểm soát
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh. Theo đó, Trưởng Ban chỉ đạo là Chủ tịch UBND tỉnh; Phó Trưởng Ban chỉ đạo gồm các Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ban chỉ đạo bổ sung các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và người đứng đầu một số sở ban ngành.
Căn cứ vào tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã họp cho ý kiến về đề xuất các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới.
Thực hiện Công điện số 1700/CĐ-BYT ngày 25/10/2021 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác giám sát và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong thời gian thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, UBND tỉnh Hà Tĩnh giao UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục thực hiện rà soát tất cả những người đi về từ các tỉnh, thành phố có số ca mắc Covid-19 cao (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An…).
Đồng thời tăng cường, chủ động phối hợp với Sở Y tế để giám sát, xét nghiệm theo quy định đối với các trường hợp có nguy cơ cao, người về từ các địa bàn nêu trên, các địa bàn dịch cấp độ 3, 4 và các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh để phát hiện sớm, tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe phù hợp, xử lý kịp thời các ổ dịch COVID-19 ngay khi phát hiện.
Phát huy vai trò hệ thống chính trị cơ sở, đặc biệt là tổ giám sát và tuyên truyền phòng, chống Covid-19 tại cộng đồng trong giám sát, xét nghiệm, theo dõi y tế.
Tiếp tục tuyên tuyền, vận động và triển khai thực hiện tốt công tác cách ly tự nguyện/tự theo dõi sức khoẻ tại gia đình đảm bảo chặt chẽ không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải khẳng định, tình hình dịch đang được kiểm soát, song nguy cơ dịch trên địa bàn vẫn ở mức cao nên cả hệ thống chính trị vẫn tiếp tục vào cuộc phòng, chống dịch với tinh thần trách nhiệm cao nhất, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, lơi lỏng để vừa kiểm soát hiệu quả dịch bệnh vừa từng bước thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
Thời điểm này, khi dịch đang diễn biễn phức tạp ở các tỉnh lân cận, Hà Tĩnh vẫn như một “ốc đảo” yên bình. Cuộc sống người dân diễn ra bình thường, học sinh được đến trường học tập, các hoạt động thương mại - dịch vụ được duy trì theo đúng quy định phòng dịch. Điều đó cho thấy hiệu quả của các giải pháp phòng, chống dịch ở Hà Tĩnh và là sự khẳng định cao nhất về trách nhiệm, sự tâm huyết, nỗ lực bảo vệ, chăm lo cho nhân dân của cả hệ thống chính trị.
Năm 2021, Hà Tĩnh thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh có nhiều khó khăn nhưng với quyết tâm cao của hệ thống chính trị, Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh, các địa phương, lực lượng chức năng luôn bám sát chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà máy, công xưởng sản xuất ở các khu, cụm công nghiệp phòng, chống dịch hiệu quả. Đến thời điểm này, tất cả các nhà máy, xí nghiệp ở Hà Tĩnh vẫn an toàn và hoạt động tốt, vừa đảm bảo mục tiêu phòng, chống dịch, vừa duy trì chuỗi sản xuất chủ lực của nền kinh tế.
Về tình hình kinh tế - xã hội, năm 2021, Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà tĩnh đề ra 17 chỉ tiêu chủ yếu. Qua rà soát đánh giá kết quả thực hiện, có 10 chỉ tiêu ước đạt và vượt kế hoạch.
Sản xuất nông nghiệp được mùa, năng suất lúa đạt trên 55,22 tạ/ha, sản lượng trên 57,9 vạn tấn, đạt cao nhất từ trước đến nay. Chỉ số sản xuất toàn ngành ước tăng 16,45%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 41.700 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2 tỷ USD. Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 15.400 tỷ đồng. Thành lập mới trên 1.000 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký gần 12 nghìn tỷ đồng; thu hút 49 dự án đầu tư.
Các hoạt động phục vụ sự kiện chính trị, văn hóa được tổ chức theo hình thức phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Chất lượng giáo dục đại trà ổn định, giáo dục mũi nhọn tiếp tục được giữ vững. Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 được triển khai kịp thời với tổng kinh phí hơn 162 tỷ đồng.
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục được quan tâm và đạt kết quả khá. Các huyện Vũ Quang, Cẩm Xuyên được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn huyện NTM; Hương Sơn, Lộc Hà đề xuất thẩm tra, xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM.
Đặc biệt, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được quan tâm; tín hiệu thu hút đầu tư tốt, nhiều tập đoàn lớn khảo sát, nghiên cứu đầu tư vào Hà Tĩnh.
Về kế hoạch đầu tư công, tổng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 được giao theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ và nghị quyết của HĐND trong 11 tháng của năm là 9.995,632 tỷ đồng. Tổng giá trị giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đến ngày 20/11/2021 đạt 7.646,688 tỷ đồng, bằng 76,5% kế hoạch, cao hơn so với cùng kỳ và bình quân chung cả nước.
Trên lĩnh vực y tế, giáo dục, Hà Tĩnh nỗ lực tập trung chỉ đạo phòng, chống, khống chế dịch bệnh Covid-19 trong thời gian ngắn, không để kéo dài giãn cách xã hội; linh hoạt triển khai kế hoạch năm học 2021-2022 phù hợp với diễn biến của dịch Covid-19; thành lập Quỹ hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học.
“Trân trọng kết quả đạt được, Hà Tĩnh quyết tâm tiếp tục nỗ lực giữ vững thành quả trong công tác phòng, chống dịch, duy trì và tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, quan điểm xuyên suốt, nhất quán của tỉnh là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, luôn luôn trách nhiệm và tâm huyết phục vụ Nhân dân. Mục tiêu tối thượng là làm cho cuộc sống người dân được ấm no, hạnh phúc”, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải chia sẻ.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Hà Tĩnh đề ra 30 chỉ tiêu. Trong đó, dự kiến một số chỉ tiêu cơ bản như sau: Tốc độ tăng trưởng đạt 8,5 - 9%. Thu ngân sách đạt 16.300 tỷ đồng (trong đó, thu nội địa 7.800 tỷ đồng; thu xuất nhập khẩu 8.500 tỷ đồng). Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội đạt 43.000 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD. Thành lập mới trên 1.000 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả; Có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 1 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; Giải quyết việc làm mới trên 22.500 người Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1-1,5%. |
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”.