Các kỹ sư Anh vừa tạo ra loại hạt giống thông minh, không chỉ nâng cao năng suất thu hoạch mà còn giúp nông dân vượt qua được biến đổi khí hậu.
Các kỹ sư nông nghiệp ở Đại học Brunel (London, Anh) vừa giới thiệu hạt giống thông minh cùng hệ thống giám sát công nghệ cao được áp dụng trí tuệ nhân tạo để vận hành tự động. Với công nghệ mới này, đất trồng, phân bón, nước tưới cùng nhiều yếu tố khác giúp cây sinh trưởng,... sẽ được giám sát tự động nhằm nâng cao năng suất, giảm chất thải và giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.
Theo đó, trọn bộ hạt giống tích hợp công nghệ có giá 118 USD (khoảng 2,7 triệu đồng). Khi được gieo trồng, hạt giống sẽ gửi tín hiệu về máy chủ để thông báo các chỉ số về nhiệt độ môi trường, độ ẩm của đất cũng như các điều kiện, yếu tố sinh trưởng của cây.
Nhà nghiên cứu Lorenzo Cucurachi, kỹ sư chính phát triển dự án, chia sẻ: "Các hạt giống thông minh này thật ra là những thiết bị không dây, nhỏ gọn có pin và cảm biến để thu thập dữ liệu đất và gửi về máy chủ theo thời gian thực, từ đó giúp hệ thống máy tính tự động điều chỉnh sao cho đạt hiệu quả cây trồng cao nhất".
Tiến sĩ Tatiana Kalganova, kỹ sư điện của dự án, cho biết: "Mục đích của thiết bị này là giúp cây trồng mang lại hiệu quả cao nhất nhưng vẫn đảm bảo nguồn tài nguyên không bị lãng phí, dẫn đến môi trường bị xâm hại. Do được ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mỗi số liệu và phân tích đưa ra đều được tổng hợp lại để giúp thiết bị hoạt động chính xác hơn”.
Nông dân khi sử dụng hệ thống này sẽ dễ dàng theo dõi được cây trồng của mình thông qua số liệu gửi về phần mềm trên máy tính hay điện thoại. Thiết bị sẽ thông báo rằng cây trồng nào đang thiếu đất, thiếu phân bón và lượng thiếu cụ thể là bao nhiêu.
Nhưng người nông dân cũng không cần phải đi tưới nước hay rải phân thủ công, vì số lượng thiếu sẽ được hệ thống tự động làm cho đủ qua thiết bị tưới bón tự động. Sản phẩm hiện tại đang được thử nghiệm tại Anh và sắp tới sẽ xuất sang Ấn Độ.
Nhóm nghiên cứu hy vọng sản phẩm của mình sẽ giúp nông dân cải thiện kinh tế khi tiết kiệm tài nguyên mà vẫn đạt được hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, hành tinh xanh cũng được bảo vệ tốt hơn do lượng nước được sử dụng hợp lý và không gây dư thừa chất thải, chất gây độc hại..
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.