Hôm nay (20/11), Ban Chỉ đạo Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức diễn đàn Kết nối tiêu thụ rau vụ Đông các tỉnh Đồng bằng sông Hồng.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã của các địa phương kết nối sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP trong trạng thái bình thường mới, Bộ Nông nghiệp và PTNT và Sở Nông nghiệp và PTNT 10 tỉnh Đồng bằng sông Hồng gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình đồng tổ chức “Hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ Rau vụ đông các tỉnh Đồng bằng sông Hồng”.
Phấn đấu đạt tổng giá trị sản xuất 34-35 nghìn tỷ đồng
Vụ đông là vụ sản xuất đặc trưng và quan trọng của các tỉnh phía Bắc. Riêng năm 2020, các tỉnh phía Bắc đã gieo trồng gần 375 nghìn ha, tổng giá trị đạt khoảng 32,6 nghìn tỷ đồng. Trong đó khu vực Đồng bằng Sông Hồng chiếm tới khoảng 160 nghìn ha, sản lượng đạt khoảng trên 1.88 triệu tấn với tổng giá trị sản xuất đạt khoảng 16 nghìn tỷ đồng.
"Năm 2021, theo kế hoạch thì vụ đông miền Bắc sẽ thực hiện diện tích khoảng 400 nghìn ha với sản lượng 4,6 triệu tấn, tổng giá trị sản xuất phấn đấu đạt khoảng 34-35 nghìn tỷ đồng, trong đó, tập trung phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, sát với nhu cầu thị trường nội địa và phục vụ xuất khẩu", Tổ trưởng Tổ Điều hành Diễn đàn Kết nối nông sản 970 cho biết.
Hải Dương là địa phương có cây vụ Đông không những đa dạng, phong phú về chủng loại mà còn đảm bảo chất lượng. Nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu VietGAP, GlobalGAP… đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nhiều sản phẩm đã được xuất khẩu với sản lượng lớn như cà rốt, bắp cải, hành, tỏi và một số loại rau khác… đem lại giá trị kinh tế cao.
Đến nay, tỉnh Hải Dương đã gieo trồng được 20.000/21.000 ha cây vụ Đông. Diện tích sản xuất tập trung, quy mô lớn, đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhiều cơ sở sản xuất đã đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, hình thành mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm thúc đẩy đẩy tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Điển hình Hải Dương có 6.300 ha hành tỏi, với sản lượng khoảng 100.000 tấn/năm. 70% tiêu thụ tại các tỉnh trong trong nước, 30% xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc…
Đặc biệt Hải Dương có gần 1.550 ha cà rốt, với sản lượng 75.000 tấn/năm. Diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP khoảng 500 ha. Sau thu hoạch, được sơ chế sạch để tiêu thụ ngay hoạch bảo quản lạnh và sấy khô. Toàn tỉnh có trên 30 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sơ chế cà rốt phục vụ xuất khẩu.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết: Diện tích đất nông nghiệp của Thành phố là 189.000 ha, chiếm 56% đất tự nhiên. Diện tích cây vụ đông 28.541 ha, trong đó, rau vụ đông 14.849 ha (222 tạ/ha), sản lượng hơn 239.661 tấn. Dự kiến tới trung tuần tháng 12, lượng cung cấp sẽ đủ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Hà Nội và tiêu thụ cho một số tỉnh.
Tại Nam Định, năm 2021, sản lượng lúa tại Nam Định ước đạt gần 900.000 tấn, thịt lợn ước đạt gần 160.000 tấn, gia cầm gần 30.000 tấn. Đặc biệt, sản lượng thủy sản của Nam Định năm 2021 ước đạt khoảng 180.000 tấn; trong đó có 500ha diện tích nuôi ngao được cấp chứng nhận nuôi thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC.
Còn tại Hà Nam, năm 2021, do điều kiện thời tiết khá thuận lợi. Tổng diện tích cây vụ đông gần 10.000ha, trong đó rau, củ, quả là trên 4.500ha, sản lượng dự kiến 100.000 tấn. Sản phẩm chính của tỉnh là dưa chuột bao tử, bí xanh, bí đỏ… Đây đều là những sản phẩm đã được tỉnh liên kết theo chuỗi với nhiều doanh nghiệp lớn.
Về cây ăn quả, tỉnh có khoảng 6.000ha. Dự kiến đến Tết nguyên đán, sản lượng khoảng 40.000 tấn, gồm các loại chuối, bưởi… Nhằm kết nối tiêu thụ trong bối cảnh bị ảnh hưởng của Covid-19, Hà Nam tổ chức tuần lễ giới thiệu nông sản an toàn của tỉnh tại Hà Nội.
Nhiều địa phương đẩy mạnh sản xuất vụ đông
Cùng với việc khẩn trương thu hoạch, nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đang tích cực bắt tay vào sản xuất vụ đông. Phát biểu tại Diễn đàn, bà Hoàng Thị Tố Nga, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định, cho biết ngành nông nghiệp của địa phương có sự phát triển đồng đều cả về trồng trọt, chăn nuôi lẫn thủy sản.
Về sản xuất rau vụ đông 2021, toàn tỉnh dự kiến gieo trồng với diện tích từ 11.000 ha trở lên với các cây trồng chủ lực có giá trị và hiệu quả kinh tế cao như khoai tây, ngô, bí xanh, cà chua, khoai lang… rất phù hợp cho việc chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm.
Đại diện tỉnh Nam Định cho biết năng suất của hầu hết các loại cây trồng đều cao hơn cùng kỳ năm 2020; giá bán của nhiều loại nông sản đều tương đương, cao hơn cùng kỳ năm trước. Giá trị tổng sản phẩm ước đạt 1.018,1 tỷ đồng, bình quân 86,4 triệu đồng/ha.
Ông Ngô Mạnh Ngọc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nam chia sẻ, tỉnh đã chuyển từng bước sang sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp bà con nông dân có thêm thu nhập. Bên cạnh đó, Hà Nam đã chuẩn bị tích tụ đất đai, tạo ra các vùng nguyên liệu lớn để thu hút đầu tư từ doanh nghiệp.
Về cây ăn quả, tỉnh có khoảng 6.000ha. Dự kiến đến Tết nguyên đán, sản lượng khoảng 40.000 tấn, gồm các loại chuối, bưởi… Nhằm kết nối tiêu thụ trong bối cảnh bị ảnh hưởng của Covid-19, Hà Nam tổ chức tuần lễ giới thiệu nông sản an toàn của tỉnh tại Hà Nội.
Sở NN- PTNT Hà Nam đề nghị các doanh nghiệp, siêu thị, nhà hàng, hệ thống cửa hàng nông sản an toàn tại Hà Nội và các tỉnh quan tâm, kết nối thu mua nông sản thực phẩm sản xuất từ Hà Nam.
Còn tại Ninh Bình, do tình hình dịch Covid-19 căng thẳng, phải thực hiện giãn cách xã hội, nông sản đến các đầu mối tiêu thụ bị chậm hoặc bị đứt gãy. Vụ đông sớm, giá cả thị trường nông sản tăng cao đầu vụ so với cùng kỳ năm trước do mưa lớn đầu vụ, cây trồng bị ngập úng, bị chết nhiều. Dự kiến thời gian tới, điều kiện thời tiết ít mưa lớn hơn, cây trồng vụ đông phát triển ổn định hơn, sản phẩm rau vụ đông cho giá cả ổn định.
Theo đó, giữa tháng 12/2021 đến hết tháng 2 năm sau là thời điểm thu hoạch tập trung. Tiến độ gieo trồng cây vụ đông bị gián đoạn do giai đoạn đầu vụ mưa nhiều, rau màu bị ngập úng, chết phải gieo trồng đi gieo trồng lại.
Một số sản phẩm rau vụ đông sản xuất theo hướng hàng hóa, sản xuất tập trung, có sản lượng lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ như bí xanh, dưa chuột, cà chua, su hào, bắp cải, khoai tây, nấm các loại, tổng diện tích gieo trồng vụ đông ở Ninh Bình là hơn 5.000ha, trong đó nhiều nhất là rau đậu các loại (hơn 3.000ha), có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng”, bà Nguyễn Thị Lan Anh – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Bình, cho biết.
Các giải pháp tiêu thụ nông sản tại thị trường nội địa
Ông Lê Văn Liêm – Giám đốc Khu vực miền Bắc của Saigon Co.op, chia sẻ 5 giải pháp để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản tại thị trường nội địa, đó là: Thông tin và tuyên truyền vận động; kết nối doanh nghiệp với thị trường tiêu thụ; nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; triển khai các chương trình khuyến khích sử dụng hàng Việt Nam và tham gia bình ổn thị trường.
Theo ông Liêm, hiện 90% hàng Việt được kinh doanh tại hệ thống của Saigon Co.op, với gần 1.000 điểm bán. Riêng với mặt hàng rau củ quả thì hàng Việt chiếm toàn bộ kệ hàng của Saigon Co.op. Đó cũng là cơ hội để hàng Việt thắng thế trên thị trường nội địa.
Hàng ngày hệ thống tiêu thụ gần 500 tấn hàng nông sản, xu hướng này ngày càng tăng lên. Thay vì kênh tiêu dùng từ chợ truyền thống sang siêu thị ngày càng lớn, đây là cơ hội để hàng nông sản của chúng ta tiếp cận với người tiêu dùng.
Tại các tỉnh phía Bắc, nhất là các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, những năm gần đây, Saigon Co.op tập trung công tác thu mua nông sản vụ đông tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng bằng hình thức khai thác trực tiếp từ vùng trồng hoặc thông qua các HTX lớn trong khu vực để cung ứng cho thị trường 3 miền.
Saigon Co.op cũng có một tổng kho phân phối tại Bắc Ninh nhằm đối lưu hàng hoá giữ các vùng miền. Mỗi năm, hệ thống siêu thị cũng liên kết để tiêu thụ gần 1.000 tấn rau, củ quả như cà rốt, khoai tây, su hào, bắp cải, rau ăn lá của các tỉnh trong vụ đông.
“Thông qua Diễn đàn, chúng tôi hy vọng hợp tác với các địa phương để đưa các sản phẩm khác vào hệ thống”, ông Liêm nói.
Đứng ở vai trò của nhà phân phối, ông Liêm đưa ra 4 yêu cầu đối với các sản phẩm nông sản. Thứ nhất, sản phẩm phải được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và an toàn thực phẩm, về mẫu mã, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.
Thứ hai, sản phẩm phải được kiểm soát tiêu chuẩn từ vùng trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và hữu cơ.
Thứ ba là áp dụng quy trình kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, bảo quản sau thu hoạch, sơ chế và bao gói, giúp khách hàng truy xuất nguồn gốc tiện lợi.
Thứ tư là có sự liên kết các vùng trồng để xác định khả năng cung ứng, thị trường tiêu thụ, từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp.
Saigon Co.op sẽ kết nối với các địa phương để xây dựng các điểm bán lẻ, xây dựng vùng nguyên liệu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.