Do dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập của người dân, kéo theo sức mua cũng bị sụt giảm nghiêm trọng. Lo ngại sức mua trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới không được cải thiện, các tiểu thương vẫn còn dè dặt, không dám dự trữ hàng nhiều.
Đình Tây chợ Vinh, đầu mối sỉ các mặt hàng bánh kẹo, nước ngọt, các loại mứt, hạt… mọi năm, khoảng tầm này, các cơ sở sản xuất, phân phối các loại bánh kẹo, mứt Tết đã rầm rộ chào hàng; tiểu thương tấp nập ra vào để nhập hàng, đóng hàng sỉ phân phối đi các huyện. Năm nay, mặc dù đã bước sang tháng cuối năm, cảnh nhập hàng, khách sỉ đóng hàng, khách mua lẻ cũng chỉ lác đác.
Chị Võ Hằng, một tiểu thương kinh doanh bánh kẹo mứt và hải sản khô ở đình Tây chợ Vinh cho biết: “Tiểu thương giờ cũng ngồi chơi không, giờ mới chỉ dám nhập về một lượng ít để chào hàng. Sắp tới cũng chỉ nhập hàng đủ bán Tết chứ không dám dự trữ nhiều như trước”.
Kinh doanh mặt hàng quần áo tại chợ Vinh chị Nguyễn Thị Trang chia sẻ, những năm trước, khoảng những ngày giữa tháng 12, các khách sỉ, lẻ từ các nơi tấp nập ra vào để nhập hàng, đóng hàng phân phối đi các huyện.
“Năm nay, do tình hình dịch bệnh nên các gia đình cũng hạn chế cho các con đi chơi hay du lịch nên các mẹ sắm đồ cho con khá dè dặt. Cả buổi sáng chỉ bán được 1-2 mẫu, có ngày còn không bán được mẫu nào. Khách từ các huyện thì e ngại dịch nên không tới chợ để lấy hàng, chỉ có một số mối quen gọi đặt và đóng hàng đi, gần như không có mối mới. Với sức mua và tình hình dịch hiện tại, tôi không dám trữ hàng vì sợ không bán được” - Trang cho hay.
Các mặt hàng gia dụng, hàng trang trí cũng sức mua cũng giảm sút mạnh. Tại các chợ lớn trên địa bàn như: Chợ Vinh, chợ Ga Vinh, chợ Hưng Dũng… các quầy hàng hoa lụa, đèn trang trí, cốc, chén, bát, đĩa… khá vắng vẻ, ít người hỏi mua, lượng hàng bán ra nhỏ giọt, không ồ ạt như các năm trước.
Chị Lê Mỹ Dung, chủ một quầy hàng hoa khô và đồ gốm, sứ ở đình chính chợ Vinh cho biết: “Các mặt hàng này thường bán chạy nhất vào thời điểm cuối năm khi các gia đình đều có nhu cầu trang hoàng lại nhà cửa, mua thêm đồ dùng gia dụng song năm nay rất ế ẩm. Dịch bệnh đang khá phức tạp nên hầu như các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp không tổ chức các hoạt động liên hoan tất niên nên các mặt hàng quà tặng như lọ hoa, cốc, chén, bát, đĩa… bán ra hạn chế, doanh thu giảm khoảng 50-70% so với mọi năm”.
Các mặt hàng thường được ưu tiên mua sắm nhiều vào dịp cuối năm như: đèn nháy, đèn led trang trí, cây cảnh, hoa lụa, hoa khô; đồ gỗ mỹ nghệ; đồ dùng gia dụng… thì năm nay, đều ế ẩm dù giá cả không có nhiều biến động.
Không chỉ các chợ đầu mối ở địa bàn thành phố, các chợ truyền thống ở các huyện, các quầy hàng, siêu thị bán lẻ cũng khá dè dặt trong việc dự trữ nguồn hàng.
Chị Nguyễn Thị Tâm, chủ cựa hàng bán lẻ Tâm Toàn nằm trên đường Phong Định Cảng, TP.Vinh cho biết: Bình Thường, bắt đầu từ tháng 11 dương lịch thì đã ồ ạt lấy hàng bán dịp Tết nhưng năm nay chỉ dám đầu tư, dự trữ nguồn hàng chỉ bằng 50% so với mùa Tết năm ngoái. Vì một số mẫu bánh kẹo, mứt dán nhãn “Chào Xuân 2022”, “Đón Tết Nhâm Dần”chỉ bán được trong vòng 1 tháng, để qua Giêng là đã lỗi. Do đó, nếu ôm hàng nhiều trong khi sức mua giảm thì sẽ phải chịu thua lỗ nên đang cân nhắc chỉ nhập một số mặt hàng thật sự thiết yếu, người dân cần. Còn các mặt hàng khác thì bán tới đâu nhập tới đó chứ không dám trữ sẵn, “ôm” hàng.
Nguyên nhân khiến tiểu thương không dám trữ hàng do dịch bệnh kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng đến lao động, việc làm, thu nhập của người dân nên việc mua sắm cho Tết Nguyên đán sẽ hạn chế hơn các năm trước. Mặt khác, nhiều tiểu thương cho biết, do giá nhiên liệu, cước vận chuyển tăng khiến nhiều mặt hàng tăng giá 10-15% khiến các họ cũng thận trọng khi trữ hàng Tết.
Nhằm bảo đảm nguồn cung ứng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Sở Công Thương và các doanh nghiệp thương mại đã tăng cường dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, chủ động nguồn hàng, không để xảy ra khan hàng, sốt giá.
Ông Cao Minh Tú - Phó Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho biết: Sở Công Thương phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường, tình hình cung cầu hàng hóa để chủ động phối hợp DN có kế hoạch bảo đảm cân đối cung - cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường và góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội trên địa bàn. Đặc biệt, trong trường hợp dịch bệnh tái bùng phát trong thời điểm tết Nguyên đán, Sở sẽ phối hợp với Cục Quản lý thị trường, cơ quan địa phương để kiểm tra, kiểm soát thị trường, bố trí điểm bán hàng lưu động; chuẩn bị sẵn các điểm trung chuyển hàng hóa kiên quyết không để khan hàng, sốt giá…
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.