Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 2 năm 2021 | 13:19

Lối mở nào cho nông sản Hải Dương?

Hiện, việc tiêu thụ nông sản cho người dân tỉnh Hải Dương đang gặp nhiều khó khăn do bị phong tỏa.

Nông dân Hải Dương đang vô cùng khốn đốn vì hàng loạt nông sản như cà rốt, bắp cải, hành, tỏi… ùn ứ không có người thu mua. Đâu là lối mở cho nông sản Hải Dương giữa tâm dịch hiện nay?

 

t15.jpg
Người dân đội nắng đến mua ủng hộ nông sản Hải Dương trưa 21/2 tại 38 Giải Phóng (Hà Nội). (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN).

 

Nông sản dồn ứ, nông dân lao đao

Thời điểm này, các cây vụ Đông của tỉnh Hải Dương đến kỳ thu hoạch nhưng do dịch Covid-19 bùng phát khiến tỉnh  phải cách ly xã hội từ 0h ngày 16/2. Do đó, nhiều diện tích nông sản ở Hải Dương rơi vào cảnh dồn ứ, không bán được ra ngoài.

Ông Trần Văn Quân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương, cho biết, toàn tỉnh có khoảng 10.000 tấn cà rốt và 3.000 tấn rau đang bảo quản trong kho mát, chưa kể 30.700 tấn cà rốt và 5.500 tấn rau đến kỳ thu hoạch.

Ngoài ra còn có 1.000 tấn lợn sữa, hàng triệu con gà, rau chế biến bảo quản trong kho cấp đông cùng nhiều mặt hàng khác đang gặp khó trong việc tiêu thụ, thương lái không đến thu mua vì liên quan đến thủ tục để lưu thông.

Theo ông Quân, khoảng 80% lượng nông sản nói trên sẽ được xuất khẩu qua cảng Hải Phòng trong thời gian từ nay đến cuối tháng 2.

Các doanh nghiệp (DN) cũng đã ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài để đặt lịch tàu biển. Tuy nhiên, việc quy định chặt chẽ đối với các phương tiện lưu thông từ Hải Dương sang Hải Phòng khiến DN, người nông dân trên địa bàn tỉnh không khỏi lao đao.

Trong khi đó, yếu tố thời gian ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông sản. Nếu không kịp xuất hàng theo đúng hợp đồng có thể gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người dân và các DN tại Hải Dương.

Sự chung tay của cộng đồng và DN

Trước tình hình đó, chính quyền địa phương, người dân tại Hải Dương cũng như người dân ở nhiều tỉnh, thành khác đã kịp thời có các biện pháp giúp nông dân Hải Dương tiêu thụ nông sản. Sự chung tay của DN phân phối và người tiêu dùng trong nước đã mở lối ra cho nông sản địa phương này.

Đồng hành cùng chiến dịch này, nhiều trang Facebook cá nhân cũng đăng tin bán rau củ giúp hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân Hải Dương bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, cụ thể tại địa chỉ 38 đường Giải Phóng, quận Đống Đa (Hà Nội); thậm chí nhóm này còn nhận giao hàng đến tận nơi nếu người mua có nhu cầu.

Cùng với đó, một số DN bán lẻ cũng đã tham gia “giải cứu” nông sản cho Hải Dương. Tổng Giám đốc Công ty Bán lẻ BRG Retail Nguyễn Thái Dũng (DN quản lý khai thác hệ thống siêu thị Hapro Mart, Fuji Mart) cho biết: Nhằm hỗ trợ Hải Dương tiêu thụ nông sản, hệ thống siêu thị Hapro Mart, Fuji Mart cam kết tiêu thụ nông sản không lợi nhuận tại các điểm bán cố định tại tỉnh Hải Dương. Từ 23/2, BRG Retail phối hợp với các nhà cung cấp Hải Dương tổ chức tiêu thụ nông thủy sản tại hệ thống siêu thị Fuji Mart, Hapro Mart, Intimex, Seika Mart..., số lượng khoảng 20 - 30 tấn/tuần, tương đương lượng hàng tiêu thụ trong Tết Tân Sửu.

Giám đốc phụ trách siêu thị Co.opmart Hà Đông (quận Hà Đông) Nguyễn Thị Kim Dung cho biết: Siêu thị đang phối hợp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản của các hợp tác xã trong vùng dịch Covid-19, trong đó có tỉnh Hải Dương. Trước mắt, hệ thống Co.opmart dự kiến sẽ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại 10 điểm do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hỗ trợ tại Hà Nội.

Tương tự, Công ty Central Group và hệ thống siêu thị Big C đã tích cực thu mua, tiêu thụ nông sản thực phẩm cho nông dân để phân phối trong hệ thống bán lẻ.

Đáp ứng yêu cầu phòng dịch và đảm bảo lưu thông được hàng hóa

Theo Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng, tỉnh Hải Dương đã và đang quyết liệt triển khai nhiều giải pháp kiểm soát chặt chẽ Covid-19. Trong đó, tại các chốt kiểm soát, cơ quan chức năng đã yêu cầu tất cả lái xe, phụ xe phải làm xét nghiệm và phải có kết quả âm tính mới được ra vào.

“Hải Dương mong muốn các địa phương khác hỗ trợ tỉnh, trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 chúng ta vừa phải làm tốt công tác phòng dịch, đồng thời vẫn phải đảm bảo thông thương hàng hoá, sản xuất để phát triển kinh tế”, ông Phạm Xuân Thăng mong mỏi.

Để hỗ trợ tỉnh Hải Dương tiêu thụ nông sản, các DN bán lẻ có chung kiến nghị: Các tỉnh, thành giáp ranh Hà Nội cần tạo điều kiện cho những phương tiện vận chuyển nông sản đáp ứng đúng quy định phòng dịch Covid-19 được lưu thông qua các chốt kiểm soát hoặc lập đội xe trung chuyển từ Hải Dương đến tỉnh, thành giáp ranh, từ đó vận chuyển về Hà Nội.

Sở Công Thương Hà Nội cũng đã có văn bản số 692/SCT-QLTT gửi Sở GTVT Hà Nội và Công an Hà Nội đề nghị hỗ trợ các phương tiện chở hàng hóa nông sản Hải Dương lưu thông thuận lợi trên địa bàn TP Hà Nội.

Hiện tại, dù DN bán lẻ, nhóm tình nguyện “giải cứu” nông sản chưa thể giải quyết toàn bộ lượng lớn nông sản ở Hải Dương nhưng sự tham gia giải cứu cũng được coi là một điểm sáng trong việc giúp người dân Hải Dương vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Lê Việt Nga cho biết, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương, đơn vị phân phối tăng cường thu mua nông sản của Hải Dương, giúp tiêu thụ lượng nông sản tại tỉnh này. Đồng thời, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo các DN tăng cường chế biến nông sản.

Tuy vậy, nhiều người dân cho rằng, sự vào cuộc của cơ quan chức năng là... chậm chạp và rất cần một cơ chế thống nhất trong chỉ đạo phòng chống dịch và hỗ trợ sản xuất kinh doanh từ Trung ương để không còn việc tỉnh này kêu gọi tỉnh kia “mở cửa” hỗ trợ.

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top