Một công dụng rất đặc biệt của khoai sọ là khả năng tán khối kết, tiêu u, tiêu độc ở các khối u nhọt nói chung, thậm chí trong một số trường hợp có tác dụng đối với cả khối u ung thư.
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo các chuyên gia về đông y, khoai sọ chứa một hợp chất giúp tái tạo tế bào, tăng sự trao đổi chất nên trong dân gian thường dùng cao khoai sọ đắp vào vị trí bị u bướu, ung nhọt. Khoảng 10 ngày kiên trì đắp cao khoai sọ, khối u sẽ teo hết.
Theo khoa học hiện đại, khoai sọ có rất nhiều công dụng chữa bệnh, nhưng do dùng dưới dạng thô chưa tinh chế nên cần phải sử dụng lâu dài thì hiệu quả sẽ thấy rõ rệt.
Khoai sọ chứa một lượng kali khá lớn, giúp kiểm soát mức huyết áp đồng thời hạn chế nguy cơ bị cao huyết áp. Lượng chất xơ dồi dào trong khoai sọ giúp nhuận tràng, thải cặn bã ra khỏi cơ thể nhanh chóng.
Trong 100g khoai sọ có 1,5g chất xơ, đáp ứng được 27% lượng chất xơ cơ thể cần mỗi ngày. Chất xơ này giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột, đại tràng, thải độc và làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể
Hàm lượng vitamin C và B6 dồi dào trong khoai sọ giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lão hóa. Trong khoai sọ có chứa hơn 17 loại acid amin rất cần thiết cho cơ thể. Khoai sọ còn chứa omega-3 và 6 rất tốt với tim mạch, góp phần ngăn ngừa ung thư cũng như phòng tránh bệnh tật nói chung.
Theo y học cổ truyền, khoai sọ là thực phẩm lành tính, bổ dưỡng có tính bình, vị cay ngọt, vào 3 kinh tỳ (lá lách), vị (dạ dày) và đại tràng.
Cả 3 kinh này đều đảm nhiệm chức năng tiêu hóa thức ăn. Khoai sọ chữa được tất cả chứng bệnh về hệ tiêu hóa như đau dạ dày, chán ăn, tiêu hóa kém, đầy bụng, ợ hơi, đi ngoài phân lỏng, hay bị đau bụng….
Khoai sọ bổ tỳ, vị nên giúp tăng chất lượng dịch vị tiêu hóa, kết hợp với lượng chất xơ phong phú sẽ giúp quét sạch ruột, ngăn ngừa nguy cơ ung thư đại, trực tràng.
Khoai sọ rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột rất có tác dụng với hệ tiêu hóa. Vì vậy, những người thường xuyên bị táo bón nên thường xuyên ăn khoai sọ để nhuận tràng. Ảnh minh hoạ: Internet
Một số món ăn - bài thuốc chữa bệnh từ khoai sọ:
Giúp nhuận tràng, chống táo bón
Khoai sọ rất giàu chất xơ và các hạt tinh bột rất có tác dụng với hệ tiêu hóa. Vì vậy, những người thường xuyên bị táo bón nên thường xuyên ăn khoai sọ để nhuận tràng.
Có thể dùng khoai sọ luộc ăn hoặc nấu canh. Nếu luộc thì nên rửa sạch khoai và luộc cả vỏ rồi bóc ăn sẽ bớt ngứa mà củ khoai được khô hơn là cạo sạch vỏ luộc.
Chống suy nhược cơ thể
Gluxit, một chất chiếm lượng lớn trong khoai sọ. Gluxit có tác dụng cung cấp năng lượng, nuôi dưỡng tế bào thần kinh, chống suy nhược cơ thể. Đặc biệt đối với người gầy, mới ốm dậy hoặc hay có dấu hiệu suy nhược cơ thể thì dùng canh khoai sọ nấu móng giò hoặc dùng khoai sọ nấu thịt nạc sẽ giúp cơ thể mau phục hồi.
Hỗ trợ trị viêm thận
Không chỉ giàu chất xơ, trong khoai sọ còn chứa cả vitamin và phốt pho tạo điều kiện tốt chữa những người bị viêm thận. Bạn có thể dùng khoai sọ trong thực đơn hàng ngày như nấu với rau muống, canh thịt… nhưng nêm gia vị nhạt hơn so với những người bình thường.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng khoai sọ nấu với gạo thành cháo, có thể cho thêm một chút đường sẽ có tác dụng phòng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh viêm thận mãn tính.
Chữa kiết lỵ lâu ngày không khỏi: Khoai sọ 50g, sắc nước uống mỗi ngày 2 lần. Nếu đi lỵ ra máu, khi uống hoà thêm đường đỏ; Không ra máu, chỉ có nhầy thì pha với đường trắng. Hoặc dùng thân khoai sọ 15g, củ cải 15g, tỏi 6g, sắc nước uống thay trà trong ngày.
Gân cốt đau nhức, sưng tấy: Khoai sọ, gừng tươi, hai thứ liều lượng bằng nhau, tất cả đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nát, đắp vào chỗ bị bệnh, mỗi ngày thay thuốc 2 lần. Dùng 3 - 5 ngày.
Chữa chín mé: Khoai sọ giã nát, trộn thêm chút muối, đắp vào chỗ sưng đau, lấy gạc băng lại, ngày thay thuốc 2 lần. Hoặc: Dùng thân khoai sọ giã nát đắp vào chỗ bị bệnh. Dùng củ khoai sọ trộn muối giã đắp lên những chỗ sưng đau trên cơ thể, đối với các loại đinh nhọt khác cũng có tác dụng tốt.
Một công dụng rất đặc biệt của khoai sọ là khả năng tán khối kết, tiêu u, tiêu độc ở các khối u nhọt nói chung, thậm chí trong một số trường hợp có tác dụng đối với cả khối u ung thư. Ảnh minh hoạ: Internet
Xương lợn hầm khoai sọ: Khoai sọ 60g, xương cẳng hoặc xương sống lợn 100g. Khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, xương lợn chặt thành đoạn ngắn, thêm muối, nước, gia vị. Đun nhỏ lửa trong 2 giờ, ăn ngày 2 lần, có tác dụng khu phong trừ thấp. Dùng cho các trường hợp nổi ban dị ứng, đau nhức tay chân.
Cháo khoai sọ, củ mài: Khoai sọ 200g, sơn dược (củ mài) 50g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn trong ngày. Thường xuyên ăn món cháo này có tác dụng ích khí (tăng thể lực), bổ tỳ vị (tăng cường chức năng tiêu hóa), dùng chữa chứng đuối sức, mệt mỏi, kém ăn, miệng khát.
Canh khoai sọ thịt lợn: Khoai sọ 100g, thịt lợn nạc 50g nấu canh ăn trong các bữa cơm. Tác dụng bổ âm, chống khô khát, ích khí, nuôi dưỡng dạ dày, chống mệt mỏi. Có thể dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi bị bệnh.
Chè khoai sọ táo tàu: Khoai sọ 250g (gọt vỏ thái thành miếng nhỏ), táo tàu 50g, đường đỏ 50g, nấu nhỏ lửa thành món chè, chia 3 - 4 lần ăn trong ngày. Dùng để bồi dưỡng cho những trường hợp cơ thể suy nhược, phiền khát sau khi ốm dậy.
Canh cua khoai sọ rau rút: Cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng rửa sạch, bỏ yếm và mai, giữ lại gạch cua, giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; Khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn: Rau rút nhặt lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Dùng món ăn này rất tốt cho người tâm trạng bồn chồn, kém ăn, ít ngủ.