Một giáo viên Trường THPT Sầm Sơn tổ chức dạy thêm giữa đại dịch Covid-19
Người dân phản ánh, một giáo viên Trường THPT Sầm Sơn tổ chức dạy thêm tại nhà giữa đại dịch Covid-19. Đáng nói, cô giáo này là vợ một lãnh đạo UBND TP Sầm Sơn (Thanh Hóa), Phó trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid -19 thành phố.
Theo người dân, cô giáo Nhung, vợ vị lãnh đạo UBND TP. Sầm Sơn, thường xuyên tổ chức dạy thêm tại nhà riêng trên đường Mạc Thị Bưởi, phường Bắc Sơn (TP. Sầm Sơn), vi phạm các công điện của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa về việc cấm dạy thêm, học thêm, tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19.
Giải thích với phóng viên qua điện thoại ngày 30/7/2021, vị lãnh đạo TP. Sầm Sơn có vợ dạy thêm này cho biết, trên địa bàn TP. Sầm Sơn chưa có văn bản hướng dẫn việc cấm dạy thêm, học thêm ở nhà. Sầm Sơn đang thực hiện “mục tiêu kép", vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
Còn việc vợ ông ngày 24/7/2021 bị người dân quay clip và phản ánh đến lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và báo chí về việc dạy thêm, ông giải thích, là do hôm đó gọi 12 cháu học sinh cấp 3, thuộc đội tuyển môn toán đến giao bài ôn luyện về nhà, chuẩn bị cho kỳ thi cấp tỉnh sắp tới, chứ không phải dạy thêm như người dân phản ánh, do đó, mong phóng viên chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Trịnh Ngọc Long, Hiệu trưởng Trường THPT Sầm Sơn (nơi cô giáo Nhung công tác), xác nhận, thời điểm hiện tại nhà trường không có bất cứ đội tuyển học sinh giỏi nào được phù đạo dạy thêm, học thêm.
"Trường hợp cô Nhung cho dù không tổ chức dạy thêm, nhưng việc gọi học sinh đến nhà để giao bài vở cũng là trái quy định. Tôi sẽ cho kiểm tra và phản hồi lại sau", ông Long cho biết.
Công văn số 1795/SGDĐT-GDTrH ngày 2/7/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa về việc “chấn chỉnh thực hiện kế hoạch thời gian năm học” gửi cho các phòng giáo dục và đào tạo, các trường trung học phổ thông, THCS&THPT, trung tâm GDNN-GDTX nhấn mạnh đến nội dung các cơ sở giáo dục không tổ chức dạy thêm, học thêm, dạy trước chương trình trong thời gian học sinh nghỉ hè; Tăng cường quản lý, kiểm tra việc thực hiện nghiêm túc Quyết định số 2381/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa…
Văn bản số 1795/SGDĐT-GDTrH ngày 2/7/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa quy định cấm dạy thêm, học thêm áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hóa là rất rõ ràng.
Với văn bản này, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chỉ duy nhất có Trường THPT chuyên Lam Sơn nếu có nhu cầu tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi trong thời gian hè để chuẩn bị cho các kỳ thi chọn đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, quốc tế thì nhà trường xây dựng kế hoạch triển khai và báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo bằng văn bản.
Dư luận cho rằng, việc một lãnh đạo UBND TP. Sầm Sơn, Phó trưởng ban chỉ đạo phòng, chống Covid -19 thành phố mà để vợ dạy thêm khi dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp; đồng thời còn bao biện không có văn bản nào ngăn cấm việc dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP. Sầm Sơn, chứng tỏ sự thiếu trung thực, chưa nắm rõ quy định ở lĩnh vực mà mình phụ trách, quản lý?!
Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc về vụ việc trên.
Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vừa tổ chức Lễ phát động ủng hộ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, nông dân phải biết “thổi hồn” vào sản phẩm, phải có câu chuyện cho sản phẩm nông sản và làng nghề. Các sản phẩm phải có chứng nhận và phải xây dựng được thương hiệu “made in Ha Noi”.
Sáng 28/11, tại khu Di tích lịch sử quốc gia Vũng Rô (TX.Đông Hòa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên từ tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết, qua rà soát, Sóc Trăng có 7.052 căn nhà tạm, nhà dột nát cần được sửa chữa, xây mới. Trong đó, đối tượng người có công, gia đình chính sách 1.071 căn; hộ nghèo, cận nghèo 5.502 căn nhà và hộ dân tộc thiểu số 479 căn nhà.