Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 2 năm 2022 | 21:15

Mỹ và EU nhất trí nối lại hoạt động xuất nhập khẩu hải sản thân mềm

Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ thông báo hai bên đã tiến hành đàm phán ngày 4/2, trong khi Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đã thông qua quy định liên quan đến hoạt động trao đổi này.

Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã nhất trí nối lại hoạt động xuất nhập khẩu các loại hải sản thân mềm như trai, hàu... từ cuối tháng 2 sau hơn một thập kỷ ngừng giao dịch các hải sản này. Đây là động thái mới nhất cho thấy sự cải thiện quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

 

hai-san.jpg

Hải sản thân mềm. (Nguồn: Getty Images)

 

Việc xuất nhập khẩu động vật thân mềm hai vỏ, bao gồm cả sò và sò điệp, đã bị đình chỉ từ năm 2011 do tranh cãi về tiêu chuẩn quản lý giữa hai bên, song đã được nối lại giữa Hà Lan và Tây Ban Nha với các bang Massachusetts và Washington của Mỹ.

Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ thông báo hai bên đã tiến hành đàm phán ngày 4/2, trong khi Ủy ban châu Âu (EC) cho biết đã thông qua quy định liên quan đến hoạt động trao đổi này.

EC và Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã tiến hành kiểm toán năm 2015 và sau nhiều năm thảo luận đã khuyến nghị rằng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với các động vật thân mềm tươi sống này tại các bang của Mỹ và các nước EU có thể được coi là tương đương.

EC cho biết các cơ hội kinh doanh có thể được mở rộng sang nhiều nước châu Âu hơn trong tương lai theo thủ tục cấp phép đơn giản mà hai bên đã nhất trí. Đây là lần đầu tiên FDA phê chuẩn một tiến trình như vậy.

Cao ủy thương mại của EU Valdis Dombrovskis ra tuyên bố cho biết hai bên đã nỗ lực để giải quyết vấn đề dai dẳng này, đồng thời nhấn mạnh "các nỗ lực của chúng tôi đã tạo ra một lịch trình thương mại tích cực, hướng tới tương lai với Mỹ đã có kết quả."

Về phần mình, Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai đánh giá đây là một bước tiến tích cực trong quan hệ thương mại Mỹ - EU.

Năm 2020, Mỹ là một trong các nhà xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới, với tổng doanh thu toàn cầu lên tới 4,5 tỷ USD. Năm 2021, xuất khẩu hải sản của Mỹ sang EU vượt 900 triệu USD.

Kể từ khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền, Mỹ và EU đã ngừng các tranh cãi về trợ cấp cho các hãng sản xuất máy bay Airbus và Boeing, cũng như tranh cãi về trợ cấp cho các sản phẩm thép và nhôm, đồng thời lập một diễn đàn hợp tác về công nghệ.

Sau khi ông Biden thắng cử tháng 11/2020, EU đã dỡ bỏ các thuế đánh vào tôm hùm của Mỹ, đổi lại việc Mỹ giảm thuế đối với các sản phẩm đựng đồ ăn bằng gốm sứ nhập khẩu từ EU trị giá 200 triệu USD/năm.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top