Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 11 tháng 1 năm 2022 | 22:18

Nghệ An sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán

Để chủ động cung ứng hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn Nghệ An cam kết đảm bảo nguồn hàng và giữ bình ổn thị trường cho giai đoạn kinh doanh cao điểm này.

Nhu cầu mua sắm tăng cao

Thời điểm này, thị trường bán lẻ tại Nghệ An đang “nóng” lên từng ngày khi người dân bắt đầu rục rịch sắm sửa hàng hoá, đồ dùng chuẩn bị cho Tết Nguyên đán Nhâm Dần.

Chị Lê Thị Anh Đào (phường Hưng Bình, TP. Vinh) cho biết: “Tranh thủ thời gian rảnh rỗi mình đi siêu thị mua sắm dần để tránh cảnh chen chúc dịp cuối năm nhất là trong lúc dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp. Gia đình chủ yếu lựa chọn trước các mặt hàng như thiết bị gia dụng, quần áo, thực phẩm khô,… còn thực phẩm tươi sống, rau xanh sẽ mua bổ sung sau”.

 

Tranh thủ thời gian rảnh rỗi mình đi siêu thị mua sắm dần để tránh cảnh chen chúc dịp cuối năm
Tranh thủ thời gian rảnh rỗi mình đi siêu thị mua sắm dần để tránh cảnh chen chúc dịp cuối năm.

 

Đối với người tiêu dùng, dịp cuối năm không chỉ là thời gian “vàng” để tranh thủ “săn” khuyến mại, “chốt” giá sale (giảm giá) từ các nhà cung cấp mà còn là một thú vui trong mùa mùa sắm.

Chị Đậu Thị Vinh (phường Hưng Dũng,TP. Vinh) cho biết: “Vào dịp cuối năm, hầu như siêu thị, nhãn hàng nào cũng sẽ áp dụng các các đợt khuyến mãi, giảm giá, quà tặng kèm... Vì thế, năm nào tôi cũng chờ đến thời điểm cuối năm mới mua sắm các đồ dùng, thiết bị cần thiết cho gia đình”.

Ghi nhận, tại các hệ thống phân phối lớn trên địa bàn TP. Vinh như siêu thị BigC Vinh, siêu thị Winmart, siêu thị điện máy Xanh, trung tâm mua sắm Hồng Hà,… lượng khách hàng đến mua sắm đã liên tục tăng lên trong những ngày qua.

Các đơn vị này đều chủ động mở thêm quầy tính tiền, thuê thêm nhân viên thời vụ, tăng thời gian bán hàng… để kịp phục vụ. Đồng thời, đảm bảo thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch COVID-19, tạo môi trường mua sắm an toàn cho người dân.

 

Nhiều chương trình khuyến mãi được doanh nghiệp bán lẻ “tung” ra để kích cầu tiêu dùng.
Nhiều chương trình khuyến mãi được doanh nghiệp bán lẻ “tung” ra để kích cầu tiêu dùng.

 

Chị Thoa nhân viên bán hàng tại siêu thị Điện Máy Xanh cho biết: “Sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 người dân bắt đầu trở lại mua sắm. Trong những tháng cuối năm, lượng khách đến siêu thị mua sắm tăng lên. Hơn nữa, nhằm kích cầu tiêu dùng trong mùa “vàng” mua sắm cuối năm, siêu thị liên tục thực hiện các chương trình khuyến mãi lớn, giảm giá trực tiếp trên sản phẩm và tặng kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn”.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, các doanh nghiệp gặp khó khắn trong việc duy trì sản xuất, nhiều lao động mất việc làm, thu nhập của người dân nhìn chung đều giảm. Dự kiến, sức mua sắm dịp Tết Nguyên đán sẽ giảm so với cũng kỳ năm trước, nhưng nhu cầu mua sắm các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yêu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày sẽ tăng trong dịp Tết Nguyên đán.

Cam kết không để “khan hàng, sốt giá”

Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao của người dân và thực hiện bình ổn giá cả, Sở Công thương Nghệ An đã xây dựng kế hoạch, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp triển khai chuẩn bị dự trữ hàng hóa phục vụ thị trường trước, trong và sau Tết.

Theo ông Phạm Văn Hoá - Giám đốc Sở Công Thương Nghệ An cho biết, đến thời điểm này, Nghệ An đã cơ bản chủ động được nguồn cung thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm và Tết Nguyên đán. Nguồn hàng Tết Nguyên đán 2022 được các doanh nghiệp lên kế hoạch dự trữ trước khoảng 3 tháng, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm và các loại hàng hóa thiết yếu khác… các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn giá đã có cam kết không tăng giá trong dịp Tết. Cùng với cam kết bình ổn giá, các doanh nghiệp sẽ có nhiều chương trình giảm giá, khuyến mại để kích thích tiêu dùng.

 

Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đang thực hiện tốt phương án dự trữ hàng hóa cho dịp tết.
Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đang thực hiện tốt phương án dự trữ hàng hóa cho dịp Tết.

 

Trong số thực phẩm đó, sản lượng gia cầm, thủy sản, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng gia cầm các loại… của Nghệ An đã đáp ứng 100% nhu cầu người dân; sản lượng rau, trái cây… đáp ứng 70-90%; còn lại Nghệ An sẽ nhập hàng từ các tỉnh, thành phố khác.

Cùng với đó, hệ thống mạng lưới phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh ngày càng được mở rộng từ thành phố tới huyện, các xã vùng sâu, vùng xa với nhiều siêu thị, trung tâm thương mại hiện đại, cửa hàng tự chọn, cửa hàng tiện ích, chợ bán lẻ sẽ tạo điều kiện cho người dân mua sắm thuận lợi. Trong đó, chú trọng đến các mặt hàng thiết yếu, phục vụ Tết để cung ứng sớm và đầy đủ cho người dân, đặc biệt là các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và các vùng bị thiệt hại do bão, lũ, những đối tượng gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh với lượng đủ, giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo…

 

Hàng hoá liên tục được lên kệ, không để trống quầy khi sức mua tăng cao.
Hàng hoá liên tục được lên kệ, không để trống quầy khi sức mua tăng cao.

 

Qua ghi nhận tại một số siêu thị và hệ thống bán lẻ, trong những tháng cuối năm và chuẩn bị cho Tết Nguyên đán sắp tới, tình hình cung ứng hàng hóa vẫn duy trì ổn định, đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân trong trạng thái bình thường mới. 

Trao đổi với phóng viên về nguồn cung hàng hoa Tết, ông Trần An Khang - Giám đốc BigC Vinh cho biết, về các loại thực phẩm nhập khẩu như thịt, lợn, gà nguồn cung dồi dào, các mặt hàng như xúc xích, thịt nguội; hàng khô thì theo nhu cầu của khách hàng cần bao nhiêu là cung ứng đủ, giá cả đã bình ổn 2 tháng trước Tết. Còn đối với mặt hàng tươi sống sử dụng nguồn cung cấp ở địa phương thì chủ động được và lượng hàng rất dồi dào, không lo thiếu.

Tuy nhiên, theo ông Khang, “năm nay, dịch bệnh kéo dài, BigC cũng không thể dự đoán sức mua của người dân nên cũng không dám trữ nhiều hàng như các năm trước. Nếu như năm trước, BigC trữ 150 tỷ tiền hàng hoá, thì năm nay chỉ dự trù khoảng 120-130 tỷ tiền hàng…”.

 

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top