Vào lúc 7h sáng 10/10 (theo giờ địa phương), Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và Tập đoàn Công nghiệp nặng Mistubishi của Nhật Bản, đã phóng thành công tên lửa H-2A mang vệ tinh Michibiki 4 lên quỹ đạo từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima, tỉnh Kagoshima, tỉnh phía Tây Nam Nhật Bản.
Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết, sau 29 phút bay không gian, vệ tinh Michibiki đã đi vào quỹ đạo ở độ cao 273km. Đây cũng là vệ tinh thứ 4 của Nhật Bản được đưa vào không gian nhằm nâng cao mức độ chính xác của hệ thống định vị toàn cầu (GPS) riêng của nước này, nhất là trong các ứng dụng đối với điện thoại thông minh và hệ thống định vị xe ô tô.
Trước đó, các vệ tinh Michibiki 1, 2, 3 cũng đã được Nhật Bản đưa thành công vào quỹ đạo. Dự kiến, 4 vệ tinh này sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/4/2018; và theo kế hoạch đến năm 2023, Nhật Bản sẽ tiếp tục phóng thêm 3 vệ tinh Michibiki nữa vào quỹ đạo nhằm tiến tới loại bỏ hoàn toàn sự phụ thuộc vào hệ thống GPS của Mỹ.
Cơ quan Thám hiểm vũ trụ Nhật Bản (JAXA) cho biết, vệ tinh Michibiki là loại vệ tinh cung cấp dịch vụ định vị cũng giống như hệ thống GPS của Mỹ; đồng thời vệ tinh này có khả năng nâng cao độ chính xác trong định vị khi hạ mức sai số từ vài mét xuống còn vài centimet./.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.