Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 4 năm 2016 | 8:15

Nhiều tranh cãi về tác hại của tinh chất mầm đậu nành

KTNT - Thời gian gần đây, báo chí đăng tải những thông tin khác nhau về tác dụng và tác hại của tinh chất mầm đậu nành. Bên cạnh những kết quả nghiên cứu khẳng định isoflavone có trong đậu nành có thể gây ảnh hưởng đến tuyến giáp, có khả năng thúc đẩy tế bào ung thư, ngăn cản việc hấp thụ vitamin và không có tác dụng cải thiện các triệu chứng bốc hoả, đổ mồ hôi đêm… của tuổi tiền mãn kinh ở phụ nữ… thì cũng có những ý kiến cho rằng đó là kết quả lỗi thời, lạc hậu, vì đã được nghiên cứu kết luận cách đây cả chục năm.

Nhiều tác hại

Cách dây không lâu, trên wesite của Cục Quản lý Dược và thực phẩm Hoà Kỳ (FDA) http://www.fda.gov đã có ba bài nghiên cứu về Isoflavones có trong tinh chất mầm đậu nành với những tác hại nghiêm trọng. Những cảnh báo này một lần nữa nhắc nhở người tiêu dùng cẩn trọng với tinh chất nguy hiểm này.

Nghiên cứu có tên “Isoflavones đậu nành trong chế độ ăn làm tăng di căn đến phổi trên mẫu thử nghiệm với đối tượng bị ung thư vú có di căn xương vi thể” do nhóm các giáo sư- bác sĩ Yang X, Belosay A, Hartman JA, Song H, Zhang Y, Wang W và Doerge thực hiện, công bố vào tháng 4/2015 cho thấy sự nguy hiểm khi dùng tinh chất mầm đậu nành. 

Trong nghiên cứu chỉ ra xương là một trong những vị trí dễ di căn nhiều nhất của ung thư vú. Những di căn nhỏ vào tủy xương được tìm thấy 30% bệnh nhân ung thư vú giai đoạn I, II, hay III sau lần mổ đầu tiên với một tiên lượng xấu. “Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát tác dụng của chất genistein, một chất trong tinh chất mầm đậu nành được xác định là tác nhân gây ung thư vú và một hỗn hợp isoflavones đậu nành, trên bệnh nhân ung thư vú có di căn trong xương, bằng cách dùng mẫu ung thư thực nghiệm tế bào xử lý ở chuột. Tiêm lượng tế bào vào xương chày của chuột để gây ra u nhỏ trong xương. Isoflavones đậu nành được bổ sung trong chế độ ăn AIN-93G liều 750 mg/kg và được bổ sung suốt 3 tuần trước và 3 tuần sau khi tiêm tế bào. Chụp sinh ảnh (Bioluminescent imaging) được thực hiện vào các ngày 2, 6, 8, 16 và 20 sau khi tiêm và kết quả cho thấy isoflavones đậu nành làm tăng trưởng di căn nhỏ trong xương từ ngày thứ 8”- nghiên cứu đúc kết. 

Theo nhiều chuyên gia, cảnh giác với những tác hại từ tinh chất mầm đậu nành không bao giờ thừa

Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn có tinh chất mầm đậu nành kích thích sự hình thành di căn phổi và tăng biểu hiện protein trong những bướu di căn này. Trong phòng thí nghiệm, isoflavones trong đậu nành thể hiện tác dụng có giới hạn trên sự tăng trưởng, di động hay xâm lấn của tế bào. Do đó, trên sinh vật, tác dụng kích thích có thể cũng tương tự nhờ vào tác dụng hệ thống giữa ký chủ và isoflavones đậu nành. “Tóm lại, isoflavones có trong tinh chất mầm đậu nành kích thích ung thư vú có di căn ở chuột và cần nghiên cứu thêm trên chế độ ăn những bệnh nhân ung thư còn sống”- nghiên cứu gút lại. 

Cảnh báo khác trong một nghiên cứu thực hiện vào năm 1991 được đăng tải trên FDA cho thấy, nhiều nghiên cứu đã được công bố cho thấy giai đoạn mọc mầm của  đậu nành là giai đoạn có chứa nhiều Isoflavones  nhất, và khuyến cáo không nên dùng các  sản phẩm này ở giai đoạn mầm. Một kết quả nghiên cứu được đăng tải trên FDA năm 2004 cho thấy điều này sau khi  thí nghiệm trên các con cừu. Việc những con cừu được  cho ăn những loại thực vật giai đoạn nảy mầm có chứa hàm lượng Isoflavones cao đã gây rối loạn sinh sản ở cừu.

Cảnh báo không bao giờ thừa

Nói về tác dụng, tác hại của tinh chất mầm đậu nành, một bác sĩ dinh dưỡng ở Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô cho rằng, thực tế tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào chính thức, tuy nhiên theo ông thì những rau củ, quả, hạt đã mọc mầm thì coi như đã hỏng. “Từ xưa đến nay ai cũng biết khoai tây, đậu phộng, hay như hành, tỏi mọc mầm là coi như đã hỏng, phải bỏ đi. Vậy thì đậu nành hay bất cứ loại củ quả, hạt khác cũng như vậy”

Nhiều nghiên cứu đã được công bố cho thấy giai đoạn mọc mầm của  đậu nành là giai đoạn có chứa nhiều Isoflavones  nhất, và khuyến cáo không nên dùng các  sản phẩm này ở giai đoạn mầm. Một kết quả nghiên cứu được đăng tải trên FDA năm 2004 cho thấy điều này sau khi  thí nghiệm trên các con cừu. Việc những con cừu được  cho ăn những loại thực vật giai đoạn nảy mầm có chứa hàm lượng Isoflavones cao đã gây rối loạn sinh sản ở cừu.

Trước đó, nhiều bài báo đã đưa chỉ ra, không có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc bổ sung phytoestrogen có trong tinh chất đậu nành có hiệu quả làm giảm tần suất hay mức độ của bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm trên phụ nữ gần mãn kinh hay sau mãn kinh. Ngược lại, acid phytic là yếu tố ức chế chính việc hấp thu sắt trong chiết xuất protein đậu nành và trong một số trường hợp, genistenin trong cơ thể phụ nữ tăng có một số tác dụng. Tuy nhiên, nó lại thật sự không tốt cho những chị em có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Genistin có trong đậu nành tinh chiết cũng có thể kích thích tế bào ung thư vú loại phụ thuộc estrogen.

Trong nghiên cứu thực hiện bởi Khoa Y học cộng đồng của trường ĐH Loma Linda, Hoa Kỳ nghiên cứu trên 11 ngàn phụ nữ độ tuổi 30-50, cho thấy Phytoestrogens đậu nành phá vỡ chức năng nội tiết và có khả năng gây vô sinh. Ở phụ nữ dùng nhiều isoflavine đậu nành (>40mg/ngày) thì khả năng trong suốt cuộc đời để có một con bị giảm đi 3% so với phụ nữ dùng đậu nành ít hơn (<10mg/ngày). Từ đó, các nhà khoa học kết luận: Các phát hiện gợi ý rằng dùng nhiều isoflvone đậu nành trong chế độ ăn có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng sinh sản.

Trường Sơn

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top