Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 6 tháng 3 năm 2020 | 13:10

Những đóa hoa đẹp và thơm

Xinh đẹp, giỏi giang, mỗi người chọn cho mình lĩnh vực để cống hiến, nhưng họ có một điểm chung, đó là niềm đam mê và khát khao khởi nghiệp.

Họ, những nữ doanh nhân trẻ Hà Tĩnh đã và đang từng bước khẳng định mình, có nhiều hoạt động ý nghĩa đóng góp cho cộng đồng. 

tr16a.jpg
Đằng sau một “lãnh đạo” kiêu sa và quyền lực, Lê Ngọc Bích còn là nhà thơ, người phụ nữ rất đời thường, dung dị và giàu lòng nhân ái.

 

Khát vọng được làm người có ích

Không may mắn khi bị tàn tật từ nhỏ, nhưng với khát vọng được làm một người có ích giữa cuộc đời đã hun đúc nên một Nguyễn Đài Trang nghị lực phi thường, cô gái ấy còn giúp nhiều người đồng cảnh ngộ và làm được những điều mà ngay cả người lành lặn cũng ước mơ.

Chị Trang sinh năm 1981, quê ở phường Nghi Hải, thị xã Cửa Lò (Nghệ An). Sinh ra là đứa trẻ xinh xắn, đáng yêu, nhưng được 3 tháng tuổi, chị bị sốt, kể từ đó, 2 chân chị bị tàn tật, cuộc sống vô cùng khó khăn. Tuy vậy, chị chưa bao giờ từ bỏ giấc mơ vào đại học, từ lớp 6 đến lớp 12, chị luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi của trường, huyện, tỉnh. Bước ngoặt trong cuộc đời là khi chị bước vào giảng đường đại học, rồi “bôn ba” đủ nghề, từ bán sách giáo khoa, nhân viên công ty truyền thông đến nhân viên tin học của Chi nhánh Viettel Hà Tĩnh.

Chị bảo, quá nhiều khó khăn nhưng không sao, cứ bước đi rồi đường sẽ phẳng, con người ta có thể phải sống một cuộc đời khuyết tật nhưng không phải là chỉ im lặng tồn tại trong nỗi đau. Họ có quyền được sống như bao con người bình thường khác. Cái khó nhất của người khuyết tật là vượt lên chính mình. Tật nguyền thì đã sao, điều quan trọng là biết đối mặt thế nào với hoàn cảnh, vượt qua mọi trở ngại.

Với nghị lực và quá trình phấn đấu của bản thân, chị đã để lại thật nhiều dấu mốc đẹp trong quãng đường đã đi. Hiện tại, chị Trang đang kinh doanh tại nhà hàng Nhà Tôi – một trong những nhà hàng uy tín và đông khách trên đường Lê Duẩn (TP Hà Tĩnh), tạo việc làm cho gần 30 lao động với thu nhập 4-15 triệu đồng/người/ tháng.

Không chỉ thành công ở vai trò một bà chủ, chị Trang còn làm tròn vai người vợ, người mẹ. Là người khuyết tật nhưng chưa bao giờ chị dựa vào người khác mà còn trở thành điểm tựa của nhiều người. Bao năm nay chị vẫn cần mẫn, miệt mài làm từ thiện và gõ cửa, kết nối với các tổ chức từ thiện để làm ấm những cuộc đời khốn khó, đi đến đâu chị cũng đem đến đó thật nhiều ân cần, yêu thương.

Trong vai trò Chủ nhiệm Câu lạc bộ phụ nữ tự lực TP Hà Tĩnh, Nguyễn Đài Trang đã lần đầu tiên đưa những người phụ nữ cùng cảnh ngộ với mình lên sân khấu  ở cuộc thi “Vẻ đẹp hoa xương rồng”. Ở đó, họ được nói lên những khó khăn, những khát khao, những ý tưởng khởi nghiệp của mình. Sau cuộc thi ấy, chị cũng âm thầm viết kế hoạch xây dựng shop Hoa xương rồng để tạo thêm việc làm cho những thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, chưa có sinh kế ổn định.

 

tr16.jpg
Với nghị lực và quá trình phấn đấu của bản thân, Nguyễn Đài Trang đã để lại nhiều dấu mốc đẹp trong quãng đường đã đi.

 

Chị Trang chia sẻ: “Được sinh ra trên đời đã là một hạnh phúc. Vậy nên cuộc sống còn cho mình hơi thở là mình còn cố gắng để sống sao cho thật ý nghĩa”.

Vậy nên bất cứ ai gặp chị, nghe tiếng cười lạc quan, cảm câu chuyện đời của chị, sẽ thấy thứ ánh sáng long lanh phát ra từ con người đặc biệt này. Với chị, con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh, sinh ra để ghi dấu lại trên mặt đất và in dấu lại trong trái tim người khác.

Lan tỏa yêu thương

Người ta ví doanh nhân Bích Nhã Kỳ - tên thật là Lê Ngọc Bích là người dành tuổi thanh xuân của mình để “trồng hoa trên đồi đất trống”. Đằng sau một “lãnh đạo” kiêu sa và quyền lực, chị còn là nhà thơ, người phụ nữ rất đời thường và dung dị, luôn lan tỏa yêu thương đến mọi người.

Với vai trò là Phó giám đốc Công ty CP Tư vấn và đào tạo Hà Tĩnh (Hatico), chị Bích nổi tiếng là người truyền lửa cho giới trẻ và với trái tim nhân hậu, chị cũng là người bận rộn với công tác thiện nguyện.

Năm 2011, với khát vọng khởi nghiệp, chị Bích xin nghỉ việc rồi cùng bạn thành lập Hatico, chuyên hoạt động về đào tạo nghề. Đây cũng là đơn vị tư vấn, đào tạo trong lĩnh vực du học đầu tiên ở Hà Tĩnh lúc bấy giờ.

 Không có con đường thành công nào được trải thảm đầy hoa hồng, với những người phụ nữ có điểm xuất phát gần như chỉ là số 0 lại càng chồng chất khó khăn nhưng đến nay, Hatico đã trở thành địa chỉ tin cậy, uy tín hàng đầu về du học ở Hà Tĩnh. Hơn 8 năm thành lập, với 40 nhân viên trẻ chuyên nghiệp, Hatico đã đưa gần 2.000 học sinh sang các nước học tập.

Ở độ tuổi còn rất trẻ, doanh nhân Lê Ngọc Bích có bề dày kinh nghiệm khiến bao người mơ ước và ngưỡng mộ. Chị vẫn nói với tôi rằng, chị đến với giáo dục như một nhân duyên và đang sống những tháng ngày ý nghĩa nhất của tuổi trẻ, chị mong muốn được làm “con đò nhỏ” giúp thế hệ tương lai của đất nước có cơ hội sang các nước phát triển tiếp thu những gì tốt đẹp nhất, trở thành những người có tâm và trí lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Bởi vậy, chị luôn nỗ lực, làm việc bằng chữ Tâm và Tín để mang lại cho học sinh một môi trường sinh sống, học tập, lao động tốt nhất trên đất khách quê người.

Với phương châm “Cho đi là hạnh phúc”, chị cũng là người kết nối các hoạt động ý nghĩa, có giá trị nhân văn nhằm lan tỏa tình yêu thương đến cộng đồng, xã hội.

 Chị cũng là nhà thơ tình lãng mạn, đã có thơ đăng trên các báo, tạp chí Trung ương và địa phương. Đặc biệt, chị đã cho ra mắt tập thơ “Mùa yêu” do NXB Hội Nhà văn ấn hành năm 2017.

“Chúng ta chỉ được sống một cuộc đời nên phải sống thế nào cho đúng nghĩa, sống để mỗi người được ở bên cạnh mình luôn thấy ấm áp, dễ chịu, luôn tràn đầy năng lượng và bao dung. Dù khó khăn thế nào thì con đường ta đi cũng sẽ mang theo khát vọng tình yêu, tuổi trẻ, khát vọng được cho đi, khát vọng được lan tỏa…”, chị Bích tâm niệm.

 

 

 

Trà Giang
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top