Với những câu chuyện khởi nghiệp thành công của 6 khách mời, diễn đàn đã góp phần thúc đẩy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp, tạo động lực thi đua lao động, sản xuất, sáng tạo, phát triển kinh tế hộ trong nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tỉnh Thanh Hóa.
Toàn cảnh diễn đàn và các khách mời tham gia.
Những năm qua, với sự lãnh đạo kịp thời, sát sao của Tỉnh ủy, sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh Thanh Hóa, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và Nhân dân, đời sống của đồng bào các dân tộc vùng DTTS&MN từng bước được nâng cao, góp phần giữ vững an ninh chính trị, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Tuy nhiên, phong trào khởi nghiệp sáng tạo trong vùng DTTS&MN còn gặp không ít khó khăn, thách thức và cần có những giải pháp hỗ trợ cụ thể.
Trên cơ sở đó, Ban Dân tộc tỉnh, Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp tổ chức Diễn đàn giao lưu nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp sáng tạo thành công, phát triển kinh tế hộ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024, với sự tham dự của 338 đại biểu nông dân tiêu biểu vùng đồng bào DTTS&MN và 6 khách mời là các lãnh đạo, chuyên gia khởi nghiệp, những nông dân tiêu biểu trong khởi nghiệp, sáng tạo.
Diễn đàn thu hút đông đảo các đại biểu nông dân tiêu biểu vùng đồng bào DTTS&MN Thanh Hóa tham gia.
Thông qua những câu chuyện, những chia sẻ, các khách mời, diễn đàn góp phần thúc đẩy tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp, tạo động lực thi đua lao động, sản xuất, sáng tạo, phát triển kinh tế hộ thành công trong nông dân vùng đồng bào DTTS&MN tỉnh Thanh Hóa, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Cụ thể, ông Lê Minh Hành, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh chia sẻ các chính sách dân tộc dành cho đồng bào DTTS&MN, những kết quả đạt được trong thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ triển khai tại tỉnh Thanh Hóa. Đặc biệt, sự phối hợp giữa Ban Dân tộc tỉnh và các cơ quan chuyên môn hỗ trợ đồng bào trong vùng DTTS&NM khởi nghiệp và phát triển kinh tế hộ gia đình.
Ông Vũ Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chia sẻ kết quả đạt được trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; một số mô hình sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu của các huyện miền núi để các đại biểu trao đổi học tập kinh nghiệm về xây dựng và nhân rộng mô hình; các hoạt động hỗ trợ nông dân vùng đồng bào DTTS&MN phát triển kinh tế, khởi nghiệp, lập nghiệp mà Hội Nông dân tỉnh đã, đang triển khai thực hiện.
Anh Thào A Thái, người con của đồng bào dân tộc Mông ở bản Tà Cóm, xã Trung Lý (Mường Lát) chia sẻ nỗ lực vươn lên, phát triển kinh tế hộ như chăn nuôi trâu, bò, trồng rừng sản xuất.
Cũng tại diễn đàn, ông Hà Huy Giáp, hội viên nông dân, chi hội bản Đôn, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước chia sẻ mô hình kinh tế trang trại đồi rừng kết hợp với du lịch sinh thái, homestay; anh Phạm Văn Tỉnh (thôn 4, xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn) chia sẻ hành trình khởi nghiệp của mình. Anh Tỉnh từng là thầy giáo và chuyển sang phát triển kinh tế là nuôi giun quế, nuôi lươn sinh sản, nuôi lợn rừng, nuôi cá đặc sản... sản xuất hữu cơ gắn với bảo vệ môi trường; anh Bùi Anh Kiểu, hội viên nông dân xã Thành Tâm (Thạch Thành) chia sẻ câu chuyện trong thâm canh cây ăn quả, thành lập hợp tác xã ổi Thành Tâm; anh Thào A Thái, hội viên nông dân xã Trung Lý (Mường Lát), người con của đồng bào dân tộc Mông bản Tà Cóm chia sẻ nỗ lực vươn lên, phát triển kinh tế hộ như chăn nuôi trâu bò, trồng rừng sản xuất và giúp đỡ đồng bào ổn định đời sống, tích cực lao động sản xuất.
Sáng nay (12/12), Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ hưởng ứng, ủng hộ Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tại buổi lễ, các cơ quan báo chí: Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Xây dựng, Báo Tiền Phong và Tạp chí Nhà Đầu tư đã đóng góp hỗ trợ cho Chương trình, với tổng kinh phí 200 triệu đồng…
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.