Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 16 tháng 12 năm 2024  
Thứ năm, ngày 5 tháng 12 năm 2024 | 10:57

Đồng bào dân tộc thiểu số "lên đời" nhờ trồng rừng ở Tuyên Quang

Xã Lương Thiện (Sơn Dương - Tuyên Quang) có 879 hộ với 3.626 nhân khẩu, trong đó, đồng bào dân tộc Dao chiếm 76,4%. Những năm qua, cùng với chính sách hỗ trợ kịp thời của HĐND tỉnh, sự vào cuộc của chính quyền địa phương, nhiều hộ dân nơi đây đã mạnh dạn đầu tư trồng rừng.

Từ rừng, nhiều hộ không những xóa nghèo mà còn có điều kiện mua sắm tiện nghi sinh hoạt, xe ôtô, xây được nhà cửa khang trang…

“Đổi đời” từ rừng

Lương Thiện có 3.254,81ha đất tự nhiên, trong đó, đất lâm nghiệp chiếm tới 2.531,45 ha (diện tích rừng tự nhiên 447,34 ha, rừng trồng 2.084,11 ha). Giai đoạn 2016 - 2020, diện tích trồng rừng tập trung của xã là 691 ha, diện tích khai thác đạt 548 ha, sản lượng 47.026 m3. Giai đoạn 2021 - 2024, tổng diện tích trồng rừng tính đến 30/6/2024 là 611,6 ha, trong đó diện tích nhận hỗ trợ cây giống lâm nghiệp chất lượng cao theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh là 315,42ha, diện tích khai thác tính đến 30/6/2024 là 564ha, sản lượng đạt 55.083m3.

Hiện, thu nhập chính của gia đình anh Den từ trồng rừng, chăn nuôi lợn và trồng trọt, tổng thu nhập đạt từ 200-250 triệu đồng/năm.

Những năm gần đây, trồng rừng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân nơi đây “đổi đời”. Trao đổi với phóng viên, anh Hoàng Văn Den, dân tộc Nùng, ở thôn Tân Tiến, cho biết, gia đình trồng rừng (keo) từ năm 2008-2009, diện tích lúc đó khoảng 1ha. Đến nay, diện tích đạt hơn 6 ha. Trồng rừng chỉ mất công chăm sóc 1-2 năm đầu, từ năm thứ 3 trở đi ít phải chăm sóc hơn, thời gian này tôi có thể làm việc khác để tăng thêm thu nhập.

Trồng rừng cho thu nhập ổn định. Mới đây, gia đình anh Den khai thác 1ha, trừ chi phí, thu lãi gần 70 triệu đồng. Hiện, thu nhập chính của gia đình từ trồng rừng kết hợp chăn nuôi lợn và trồng trọt, đạt khoảng 200-250 triệu đồng/năm. Từ trồng rừng kết hợp với chăn nuôi mà gia đình đã mua được ôtô hơn 400 triệu đồng. “Sau khi mua xa, tôi chạy thêm taxi, mỗi tháng trừ chi phí, thu nhập từ 8-10 triệu đồng”, anh Den cho hay.

Anh Hoàng Văn Thành (thôn Tân Tiến) cho biết, gia đình trồng rừng từ năm 2005-2006, lúc bấy giờ chỉ khoảng 2ha. Sau khi khai thác thấy hiệu quả, gia đình mở rộng thêm, đến nay có 4 ha. Trồng keo cây lớn nhanh, phát triển tốt, mang lại hiệu quả ổn định so với trồng sắn trước đây. 1 ha sắn cho thu lợi mười mấy triệu đồng. Giờ trồng keo cho thu nhập 70 triệu đồng/ha, nhưng vốn đầu tư ít, chỉ đầu tư một lần, chăm sóc chỉ khoảng 2 năm đầu, những năm sau đợi đến kỳ thu hoạch.

Trước đây, gia đình anh Thành là hộ cận nghèo, nhờ trồng rừng mà có cuộc sống tốt hơn, khá giả hơn, con cái được đi học đến nơi đến chốn.

Từ trồng rừng, gia đình anh Hoàng Văn Thành đã làm nhà mái Thái, rộng 160m2, giá trị khoảng 800 triệu đồng.

“Năm 2021, sau khi khai thác gỗ thu về hơn 300 triệu đồng, gia đình quyết định làm nhà mái Thái, diện tích mặt bằng 160m2, giá trị khoảng 800 triệu đồng, mua sắm đầy đủ các trang thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Nếu không có rừng thì không biết khi nào tôi mới có thể xây dựng được nhà”, anh Thành nói.

Giảm nghèo, tăng khá - giàu

Những năm gần đây, Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Dương phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền đến Nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác phát triển rừng; hướng dẫn Nhân dân, các chủ rừng kỹ thuật về trồng, chăm sóc, khai thác rừng có hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Có chính sách hỗ trợ cây giống lâm nghiệp chất lượng cao để trồng rừng tập trung, hỗ trợ vay vốn để chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn của HĐND tỉnh Tuyên Quang, Nhân dân xã Lương Thiện đã chú trọng phát triển kinh tế rừng, từ đó đời sống được cải thiện, 92,6% số hộ dân trên địa bàn xã có nhà xây kiên cố, mua sắm đầy đủ trang thiết bị phục vụ đời sống hàng ngày; hộ nghèo đa chiều từ 442 hộ (năm 2022) giảm còn 275 hộ (đầu năm 2024).

Ông Lưu Văn Lương, Chủ tịch UBND xã Lương Thiện, cho biết,  thu nhập chính của người dân trong xã là từ trồng rừng và chăn nuôi. Xã tuyên truyền về cơ chế, chính sách, thực hiện Nghị quyết 03 của HĐND tỉnh hỗ trợ cây giống năng suất cao cho Nhân dân vùng khó khăn, tuyên truyền Nhân dân chăm sóc rừng, phối hợp cấp chứng chỉ rừng FSC (Chứng nhận quản lý rừng bền vững, dành cho các đơn vị trồng và khai thác rừng).

Một số hộ có năm khai thác đạt hơn 1 tỷ đồng từ rừng; nhiều hộ xây được nhà kiên cố, mua được ôtô, xe máy, sắm sửa trang thiết bị phục vụ sản xuất, sinh hoạt trong gia đình. Cách đây 10 năm, tỷ lệ hộ nghèo của xã lên tới 50% dân số, chủ yếu bà con sống trong nhà tạm, nhà dột nát. Hiện, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn hơn 20 %, cận nghèo hơn 30%, thu nhập trung bình đạt 39 triệu đồng/người/năm. Trồng rừng đã góp phần xóa đói giảm nghèo, đóng góp rất lớn vào xây dựng nông thôn mới.

“Thời gian tới, xã xây dựng kế hoạch, trong đó tập trung vào lâm nghiệp như tiếp tục hỗ trợ cho Nhân dân vay vốn, tuyên truyền cơ chế, chính sách, đặc biệt là chính sách của HĐND tỉnh; quy trình chăm sóc, kỹ thuật để tăng trữ lượng gỗ; thực hiện cấp chứng chỉ rừng FSC để truy xuất nguồn gốc, phát triển rừng bền vững”, ông Lương cho hay.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Hồng Long, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Dương, cho biết, một mặt tỉnh hỗ trợ cây giống nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, mặt khác Trung ương hỗ trợ, trợ cấp gạo để bà con bảo vệ phát triển rừng. Lương Thiện là một trong những xã tiên phong trong việc thực hiện chính sách trồng rừng giống chất lượng cao của huyện. Nhờ phát triển kinh tế rừng mà nhiều hộ từ hộ nghèo trở thành hộ khá - giàu, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

“Khi người dân có công ăn, việc làm, có thu nhập ổn định, không còn xảy tình trạng trộm cắp, phá rừng, trong khi độ che phủ rừng của xã ngày càng được nâng lên. Giờ đây, an ninh trật tự của xã được ổn định, đời sống bà con được nâng lên rõ rệt. Lực lượng kiểm lâm trước đây thực hiện bằng mệnh lệnh hành chính, giờ chuyển sang làm công tác dân vận, tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo vệ, phát triển rừng, thực hiện chủ trương  của Đảng, cơ chế, chính sách của tỉnh”, ông Long cho biết thêm.

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    Chặng đường 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn

    “Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.

  • Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Kon Tum: Hội diễn giới thiệu 15 ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông

    Ngày 2/12, ông Phạm Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, qua phát động đã có 15 ca khúc tham gia cuộc thi sáng tác ca khúc viết về huyện Tu Mơ Rông.

  • Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Hà Tĩnh tổ chức Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh

    Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.

  • Bài cuối: “Mối duyên” hợp tác đưa Sếu đầu đỏ bảo tồn tại Việt Nam

    Bài cuối: “Mối duyên” hợp tác đưa Sếu đầu đỏ bảo tồn tại Việt Nam

    Đề án Bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim được thực hiện trong thời gian 10 năm (2022 – 2032). Đây là đề án “dài hơi”, mang tầm vóc quốc tế, do đó, cần sự chung tay, đồng hành của cả cộng đồng, đặc biệt là các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

  • Gấp rút hoàn thiện Làng Nủ mới

    Gấp rút hoàn thiện Làng Nủ mới

    Còn 3 ngày nữa là đến thời điểm bàn giao căn hộ đón người dân vào nhà mới, trên công trường thi công khu dân cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), từng hạng mục công trình đang chạy đua với thời gian.

  • Bài 3: Đôi mắt giữ sếu

    Bài 3: Đôi mắt giữ sếu

    Như “đôi mắt” luôn canh gác cho rừng, người đàn ông ấy không rời mắt khỏi từng góc tràm, từng mảng xanh nơi Vườn Quốc gia Tràm Chim. “Giữ mảng xanh cho Sếu đầu đỏ”, tâm niệm ấy đã níu ông lại với công việc giữ rừng suốt hơn 30 năm qua.

Top