Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 9 năm 2022 | 17:48

Những lợi ích kinh tế nổi bật của cây trồng BĐG đối với nông nghiệp bền vững

Những lợi ích về năng suất và sản lượng có được từ cây trồng biến đổi gen (BĐG) đã đóng góp quan trọng vào việc duy trì tính bền vững và thúc đẩy tăng trưởng sản lượng nông nghiệp của những cây trồng quan trọng khi thế giới.

upbpfeo1.jpg
Nông dân ở Xuân Lộc, Đồng Nai bên ruộng bắp biến đổi gen - Ảnh: T.Mạnh

 

Cuối tháng 8 vừa qua, Tiến sỹ Graham Brookes thuộc Viện nghiên cứu PG Economic (Vương Quốc Anh) đã công bố nghiên cứu về tác động của việc sử dụng cây trồng biến đổi gen (BĐG) ở cấp độ thu nhập nông hộ và sản xuất nông nghiệp từ năm 1996-2020. Dữ liệu và các kết luận của nghiên cứu tiếp tục cho thấy những đóng góp nổi bật của cây trồng BĐG và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trong nông nghiệp đối với phát triển nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực.

Tăng tổng thu nhập tích luỹ

Nghiên cứu đã chỉ ra những lợi ích kinh tế nổi bật ở cấp độ nông hộ dành cho nông dân trong giai đoạn 1996 – 2020, cụ thể là tổng thu nhập tích luỹ gia tăng khi trồng cây BĐG là 261,3 triệu USD - tương đương với mức tăng khoảng 112 USD/ha gieo trồng. Riêng trong năm 2020, mức thu nhập gia tăng mà nông dân trồng cây BĐG thu về là 18,8 triệu USD (tương đương với mức tăng 103 USD/ha).

Đáng chú ý, nghiên cứu cũng tiếp tục cho thấy cây trồng BĐG đang mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân canh tác quy mô nhỏ lớn hơn so với nông dân tại các nước có quy mô nông trại lớn; cụ thể là mức tăng thu nhập được chia 52% cho nông dân các nước đang phát triển và 48% cho nông dân các nước phát triển. Khi đi sâu vào đánh giá đâu là các yếu tố giúp gia tăng thu nhập, nghiên cứu kết luận 72% đến từ việc tăng năng suất và sản lượng, 28% đến từ chi phí cắt giảm tiết kiệm được khi công lao động giảm.

Ở cấp độ toàn cầu, những lợi ích về năng suất và sản lượng có được từ cây trồng BĐG đã đóng góp quan trọng vào việc duy trì tính bền vững và thúc đẩy tăng trưởng sản lượng nông nghiệp của những cây trồng quan trọng khi thế giới đã có thêm 300 triệu tấn ngô và 595 triệu tấn đậu tương được bổ sung vào sản lượng ngô và đậu tương từ giữa những năm 90 cho tới nay. Chỉ tính riêng năm 2020, trên 4 loại cây trồng chính, công nghệ BĐG đã tạo ra thêm 85 triệu tấn đậu tương, ngô, bông, cải dầu. Nếu không có công nghệ này, ước tính nông dân sẽ phải cần thêm 23,4 triệu ha đất nông nghiệp để có thể đạt được mức sản lượng gia tăng tương đương.

 

bieu-đo-1.png
Mức thu nhập nông hộ gia tăng trung bình khi trồng ngô chống chịu thuốc trừ cỏ theo từng quốc gia trong giai đoạn 1997-2020 (đơn vị: USD/ha) - giá trị thuần sau khi đã trừ đi chi phí cần đầu tư thêm cho công nghệ.

 

Khi nghiên cứu cụ thể hơn về hiệu suất đầu tư, dữ liệu cho thấy với 1 USD nông dân đầu tư thêm vào công nghệ hạt giống BĐG (so với giống cây thông thường), họ sẽ thu về thu nhập gia tăng 3,76 USD. Ở các nước đang phát triển, nông dân thậm chí còn thu lại được nhiều hơn với mức tăng thêm 5,22 USD cho mỗi 1 đô la Mỹ đầu tư thêm; trong khi con số này ở các nước đang phát triển là 3 USD.

Thay đổi tư duy sản xuất

Cây trồng BĐG mang tính trạng kháng thuốc trừ cỏ được canh tác lần đầu vào năm 1996, cho tới năm năm 2020, diện tích cây trồng BĐG kháng thuốc trừ cỏ chiếm 60% diện tích cây trồng BĐG trên toàn cầu. Đặc tính nổi bật của những cây trồng này là có khả năng kháng lại một số hoạt chất thuốc trừ cỏ phổ biến, do đó chúng giúp nông dân có thể tiết kiệm đáng kể chi phí công lao động và hình thành thói quen xử lý cỏ dại đơn giản và thuận tiện hơn.

Bên cạnh đó, người trồng cây mang đặc tính cải tiến này còn có thể thu lại được năng suất canh tác cao hơn nhờ làm giảm áp lực cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng chính. Năm 2020, thu nhập nông hộ gia tăng trên toàn cầu đến từ việc ứng dụng cây trồng kháng thuốc trừ cỏ là 1.55 tỷ USD với tổng giá trị tích luỹ từ năm 1997 tới năm 2020 là 20,2 tỷ USD - trong đó 42% giá trị tăng thêm, tương đương với 7,8 tỷ USD, đến từ việc tăng năng suất; phần còn lại là do giảm chi phí sản xuất.

Đối với cây trồng BĐG mang công nghệ kháng sâu, tác động nổi bật tới thu nhập nông hộ lại đến từ việc tăng năng suất do giảm thiểu thiệt hại từ sâu bệnh.

Thêm vào đó, nông dân cũng tiết kiệm được chi phí sản xuất do có thể tiết kiệm được công lao động để phun thuốc trừ sâu và theo dõi mùa màng. Ngô BĐG được canh tác hiện nay có thể kháng lại hầu hết các loài sâu hại phổ biến, bao gồm cả sâu keo mùa thu, từ đó giúp bảo toàn năng suất tối ưu. Nghiên cứu cho thấy mức tăng trưởng năng suất trung bình khi ứng dụng ngô BĐG trên toàn cầu là 17,7%, với dao động từ 5% tới 23,9% tại các nước. Trong đó, do điều kiện hạn chế về khuyến nông, cơ sở hạ tầng cho công tác bảo vệ thực vật và nhiều yếu tố khác, những nước đang phát triển có tỷ lệ tăng trưởng năng suất cao hơn khi ứng dụng ngô BĐG so với các nước phát triển

Cùng với tăng trưởng về năng suất, trong giai đoạn 1996 – 2020, người trồng ngô BĐG kháng sâu cũng có thu nhập gia tăng trung bình khoảng 72 đô la Mỹ/ha - con số này giao động từ 22 đô/ha tới 263 đô/ha tuỳ vào mỗi nước. Tương ứng, tổng thu nhập nông hộ gia tăng khi sử dụng ngô BĐG kháng sâu trên toàn cầu từ 1996 tới năm 2020 là 67,8 triệu USD, trong đó riêng trong năm 2020 là 3,7 tỷ USD.

Cây trồng BĐG đã được canh tác và sử dụng rộng rãi trong suốt 25 năm qua. Tính đến năm 2020, diện tích cây trồng BĐG trên toàn thế giới là khoảng 186 triệu ha. Những cây trồng chính ứng dụng công nghệ này là đậu tương, ngô, bông và cải dầu với tổng diện tích cây trồng mang các đặc tính BĐG chiếm tới hơn 47% tổng diện tích của bốn loại cây trồng này trên toàn thế giới năm 2020.

Kể từ khi được giới thiệu và đưa vào canh tác từ giữa những năm 1990 tới nay, đã có rất nhiều các nghiên cứu và báo cáo khoa học được thực hiện để đánh giá các tác động về kinh tế, xã hội và môi trường của cây trồng BĐG. Mục đích của nghiên cứu này là để cập nhật số liệu, đưa ra những phân tích - đánh giá chính xác nhất liên quan tới những tác động kinh tế ở cấp độ nông hộ liên quan tới việc sử dụng cây trồng BĐG trên quy mô toàn cầu.

Những nghiên cứu này được tác giả - Tiến sỹ Graham Brookes tiến hành thường kỳ (gần như là hàng năm) và đăng tải công khai trên các tạp chí khoa học có uy tín. Nghiên cứu năm nay được đăng trên Tạp chí “Cây trồng và Thực phẩm Biến đổi gen” - GM Crops and Food, ấn bản số 13 năm 2022 vào tháng 8 vừa qua.

 

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

  • Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng gò đồi

    Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng gò đồi

    Phát huy lợi thế diện tích đất đai vùng gò đồi màu mỡ, nhiều địa phương ở Thừa Thiên - Huế đã thực hiện những giải pháp “căn cơ” đẩy mạnh mạnh sản xuất cây trồng, vật nuôi, nhằm giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu.

Top