Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2020 | 11:3

Những yếu tố cốt lõi tạo thành công cho nền nông nghiệp Mỹ

Mỹ có tỷ lệ nông dân rất nhỏ so với tổng lực lượng lao động, song lại là nước có nền nông nghiệp phát triển nhất thế giới; xuất - nhập khẩu nông sản dẫn đầu thế giới, chiếm khoảng 18% thị phần thương mại nông sản của toàn cầu.

t50.jpg
Nông dân Mỹ sử dụng máy móc rất thành thạo, có trình độ hiểu biết cao về nông nghiệp và kinh tế. (Ảnh Shutterstock)

 

Chính sách hỗ trợ nông nghiệp

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tháng 02/2014, Mỹ có 2,109,363 tổng số nông trại, trung bình mỗi trại rộng 174ha. Năm 2012, tổng  giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt 394.6 tỷ đô la Mỹ, tăng 33% so với năm 2007, trong đó giá trị các sản phẩm trồng trọt là 219.6 tỷ đô la, giá trị sản phẩm chăn nuôi đạt 171.7 tỷ đô la.

Từ năm 1960 đến năm 2014, Mỹ luôn thặng dư về thương mại các sản phẩm nông nghiệp, ví dụ như xuất khẩu nông sản năm 2014 đạt 149,5 tỷ đô la Mỹ, chiếm hơn 10% tổng số kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng và thặng dư mậu dịch nông nghiệp lên đến hơn 38.5 tỷ đô la Mỹ.

Các chính sách ủng hộ việc phát triển nông nghiệp của Chính phủ Mỹ đã làm nên sự thành công của ngành nông nghiệp nước này. Chính phủ đã ban hành Luật đất đai năm 1862, quy định phát không đất đai cho những người đến sống và làm việc trên các mảnh đất trống tại miền Tây, tạo điều kiện cho nông dân được định cư, lập nghiệp dễ dàng.

Ngoài ra, Chính phủ còn đề ra chính sách bảo tồn, dưỡng đất dự trữ. Sự can thiệp với quy mô lớn vào ngành nông nghiệp Mỹ được kéo dài cho đến cuối những năm 1990. Sau đó, chính sách trợ giá nông nghiệp chỉ duy trì ở mức thấp, Chính phủ tập trung vào chương trình dự trữ chiến lược, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, để phục vụ hiệu quả cho ngành nông nghiệp.

Hiện nay, Chính phủ đang chú trọng đến xuất khẩu nông sản, và đặc biệt quan tâm đến tính vững bền của lực lượng lao động nông nghiệp. Thượng viện thông qua dự luật di dân nhằm mục đích bảo đảm có đủ số công nhân cần thiết cho nền nông nghiệp, đặc biệt là vào mùa gặt hái, chăn nuôi gia súc, và sản xuất nông phẩm cần thiết cho xuất khẩu. Đạo luật này cũng mở đường cho những người làm việc trong ngành nông nghiệp mà chưa có giấy tờ hợp lệ được phép nhập cư vào Mỹ.

Tính tự chủ và sáng kiến của nông dân

Nông dân Mỹ sử dụng máy móc rất thành thạo, có trình độ hiểu biết cao về nông nghiệp và kinh tế, nhiều người có bằng đại học. Họ chú trọng cải thiện kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nhờ đó sản lượng nông nghiệp tăng mạnh. Hình ảnh người nông dân Mỹ ngày nay là hình ảnh của người công nhân nông nghiệp. Họ hay mặc quần jean, áo carô màu, sống trong những khu vực đầy đủ tiện nghi.

Những người nông dân này thực hiện vận hành các nông trại nhỏ và vừa của chính gia đình họ, hay thành lập nên công ty do chính họ làm chủ, chiếm tới 95% tổng diện tích đất nông nghiệp được canh tác, 5% còn lại thuộc về các tập đoàn lớn làm chủ.

Thu nhập của người làm nghề nông ở Mỹ khá cao, trung bình 61.000 đô la Mỹ/năm. Tính trên hộ gia đình thì thu nhập trung bình năm 1960 là 4.654 đô la Mỹ, đến năm 2012 tăng lên 108.814 đô la, tăng 23,38 lần trong 52 năm.

Áp dụng phương tiện và kỹ thuật hiện đại

Mỹ đặc biệt chú trọng cơ giới hóa các phương tiện canh tác, sử dụng máy móc thay thế cho sức người và sức súc vật. Chi phí máy móc chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Việc cơ giới hóa máy móc không chỉ đơn thuần là tăng số lượng máy móc trên cánh đồng mà còn chú ý đến thực hiện kết hợp các tính năng để tạo ra các máy liên hoàn, kết hợp máy kéo với máy cày, máy gieo trồng, máy gặt. Hay các sáng kiến về các loại máy móc có thể canh tác được ở những vùng đất cứng mà sức người khó có thể làm được.

Hầu như mọi hoạt động trong sản xuất nông nghiệp đều thực hiện bằng máy móc, từ làm đất, gieo trồng, bón phân, tưới tiêu đến gặt hái. Nông dân còn dùng thiết bị bay để phun thuốc trừ sâu, dùng máy điện toán để theo dõi kết quả thu hoạch.

Vào đầu thế kỷ 20, phải  4 nông dân mới sản xuất nông phẩm đủ nuôi 10 người, thì nay có thể cung cấp đủ lương thực nuôi 100 người Mỹ và 32 người đang sống tại các nước trên thế giới.

 

 

 

P.V (t/h)
Ý kiến bạn đọc
  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top