Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 19 tháng 5 năm 2022 | 11:13

Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm không cho mang vật nuôi, sử dụng loa đài phải có giấy phép

Từ ngày 27/5, tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, người dân không được mang vật nuôi; biểu diễn nghệ thuật phải được phép; không bán hàng rong, đánh giày, đeo bám khách du lịch.

UBND TP. Hà Nội vừa có Quyết định số 21/2022/QD-UBND về việc ban hành quy chế quản lý hoạt động trong không gian phố đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 27/5/2022.

Vật nuôi không được mang vào phố đi bộ

Quy chế nêu rõ, tại không gian này, các tổ chức, cá nhân thực hiện nếp sống văn minh, quy tắc ứng xử nơi công cộng, có thái độ ứng xử văn hóa; trang phục lịch sự; thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Thành phố Hà Nội; không có những hành vi, lời nói thô tục, thiếu văn hóa, không phù hợp với thuần phong mỹ tục.

 

pxl-20220507-015021318-20220507-085222-3717.jpg
Loạt quy định mới ở phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm từ 27/5: không mang vật nuôi, mang loa đài phải có giấy phép.

Không đi, để các phương tiện giao thông đường bộ trên hè, lòng đường và các vị trí công cộng khác trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận (trừ các phương tiện làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn, xử lý sự cố điện, xe thu gom rác và các phương tiện thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xe lăn của người khuyết tật).

Không tổ chức biểu tình, tuần hành, tụ tập dòng người trái pháp luật; tuyên truyền các nội dung trái pháp luật; tổ chức các hoạt động gây mất trật tự công cộng.

Không mang vật nuôi, gia súc, gia cầm vào trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, trừ các trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Không thực hiện hành vi dẫm, nằm lên thảm cỏ, ghế ngồi; ngắt hoa, trèo cây, bẻ cành, hái quá, chặt hạ, huỷ hoại cây xanh. Không bơi lội, câu, đánh bắt cá và sinh vật khác dưới lòng hồ Hoàn Kiếm.

Không tổ chức hoạt động đánh bạc dưới mọi hình thức, không tổ chức đua xe trái phép, bói toán, mại dâm, sử dụng ma túy, các chất kích thích khác, tổ chức ăn uống, (trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép theo quy định) và các hành vi gây mất trật tự công cộng.

Không viết, vẽ, chạm, khắc, bôi bẩn, treo, dán tờ rơi quảng cáo, rao vặt lên tượng đài, ghế ngồi và các công trình kiến trúc, cây xanh.

Không bán hàng rong, đánh giày, đeo bám khách du lịch để nài ép mua, ép bán, xin ăn, xin tiền dưới mọi hình thức.

Sử dụng thiết bị phát tán âm thanh phải có giấy phép

Quy chế cũng quy định rõ: không sử dụng các thiết bị, dụng cụ như loa, đài, kèn, trống để phát tán âm thanh công suất lớn ra môi trường, thu hút và làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của không gian đi bộ.

Các tổ chức, cá nhân khi mang phương tiện, dụng cụ, thiết bị âm thanh vào trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận để tổ chức hoạt động phải xuất trình văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức hoạt động.

 

ha-noi-cam-cho-meo-vat-nuoi-loa-cong-suat-lon-vao-pho-di-bo-hoan-kiem-205303464.jpg
Phố đi bộ Hồ Gươm

 

Việc tổ chức biểu diễn nghệ thuật trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận phải thực hiện thông báo đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 144/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động nghệ thuật biểu diễn ít nhất 5 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức biểu diễn nghệ thuật.

Bên cạnh đó, việc tổ chức phải đảm bảo tuân thu về hoạt động kinh doanh, điều kiện an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, môi trường...

Quy chế cũng quy định đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh tại không gian đi bộ phải thực hiện các quy định về văn minh thương mại như: Giao tiếp với khách hàng lịch sự, hòa nhã, trang phục bán hàng gọn đẹp, không phản cảm, không tranh giành lôi kéo, ép giá đối với khách hàng, có bảng niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết; sử dụng biển hiệu đúng quy định.

Sử dụng đúng phạm vi diện tích kinh doanh được phép; kinh doanh đúng giờ, không bày hàng hóa, vật dụng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường. Tổ chức, cá nhân trông giữ phương tiện giao thông phải được cấp phép, không thu phí trông giữ xe quá giá quy định tại các tuyến phố phụ cận với các tuyến phố trong không gian đi bộ...

Chị Nguyễn Hằng Nga ở quận Long Biên cho biết, tôi là người thường xuyên tham gia  phố đi bộ Hồ Gươm vào tối thứ 7 và chủ nhật hàng tuần, đây là một không gian văn hóa dành cho mọi người dân Thủ đô và du khách khi đến Hà Nội.

Tuy nhiên, việc người dân mang vật nuôi vào phố đi bộ Hồ Gươm không phải bây giờ mới có, ngay từ khi phố đi bộ bắt đầu hoạt động người dân đã mang vật nuôi đi bộ cùng rồi. Mặc dù quận Hoàn Kiếm đã có yêu cầu khi mang vật nuôi vào phố đi bộ phải đeo rọ, nhưng hầu hết mọi người không thực hiện. Do đó thành phố ban hành quy định này tôi thấy hết sức cần thiết.

Phố đi bộ là không gian văn hóa được người dân Thủ đô và du khách đến Hà Nội rất hào hứng tham gia, tại không gian văn hóa này nhiều hoạt động văn hóa được tổ chức để giới thiệu cho du khách và bè bạn Quốc tế biết được nền văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Vì thế, mọi hoạt động trên phố đi bộ này đều phải mang những nét đặc trưng của "Người Tràng An" đó là thanh lịch, văn minh. Việc cấm vật nuôi vào phố đi bộ là rất cần thiết.  

 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top