Việc nạo vét hồ Hoàn Kiếm sẽ được thực hiện từ 1/12/2017 đến 7/2/2018 với kinh phí 29 tỷ đồng.
Hồ Hoàn Kiếm không chỉ của riêng của người Hà Nội, nó là biểu tượng của Thủ đô. Không chỉ là hồ nước tự nhiên, hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết lịch sử, gắn liền với văn hóa tâm linh và đặc biệt là gắn liền với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.
Hiện nay nước hồ Hoàn Kiếm đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. TP. Hà Nội đã giao cho Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội lập, thực hiện phương án cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm. Đến nay, Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội đã hoàn thành công tác chuẩn bị để đi vào thực hiện nạo vét hồ Hoàn Kiếm vào đầu tháng 12/2018 và kết thúc vào ngày 07/2/2018.
Đây là thông tin được ông Vũ Tiến Hùng, Chủ tịch – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức chiều 28/11.
Ông Vũ Tiến Hùng, Chủ tịch - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội
Theo Báo cáo của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, ngày 20/11/2017, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã thống nhất phương án triển khai cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm.
Ngày 23/11/2017, UBND TP. Hà Nội cũng đã họp và thống nhất phương án thi công cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm do Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội thực hiện.
Để thực hiện dự án này, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo để xin ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các nhà khoa học, các nhà chuyên môn và gia chuyên nghiên cứu về sinh vật học và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp. Tất cả các ý kiến của các nhà khoa học, nhà chuyên môn và các chuyên gia nghiên cứu về sinh vật học đều khẳng định nước hồ Hoàn Kiếm đã bị ô nhiễm một cách trầm trọng,
Hiện nay, hệ sinh thái thủy vực hồ Hoàn KIếm bao gồm thực vật nổi, động vật nổi, thực vật thủy sinh, vi sinh vật, động vật không xương sống, cá... Mật độ vi khuẩn nhóm Colifrom, E, Coli rất cao. Thành phần loài vi tảo hồ Hoàn Kiếm khảo sát tháng 6/2017 đã xác định được 59 loài, chiếm ưu thế là vi khuẩn lam với 23 loài. Thành phần loài động vật nổi có số lượng thấp 12 loài. Chỉ số đa dạng sinh học của hệ sinh thái hồ Hoàn Kiếm thuộc loại nghèo, chất lượng môi trường hồ thuộc loại ô nhiễm.
"Qua khảo sát và tổng hợp phân tích cho đánh giá chung về đa dạng sinh học hồ Hoàn Kiếm không còn gặp những loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm. Tảo lục còn lại 5%, tảo độc chiếm 95%.
Chính vì vậy, TP. Hà Nội đã quyết định thực hiện dự án nạo vét hồ Hoàn Kiếm để cải tạo lại môi trường nước, trả lại cho hồ một màu xanh vốn có, không ô nhiễm", ông Hùng cho biết thêm.
Về phương án triển khai thực hiện, theo đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, sau khi hoàn thành các công tác công tác chuẩn bị, xin ý kiến đánh giá, Công ty sẽ kết hợp với Bộ tư lệnh Thủ đô tiến hành rà phá bom mìn, vật nổ để bảo đảm an toàn trong quá trình thi công. Bảo vệ hệ thủy sinh bằng cách dùng lưới quây dồn hệ thủy sinh vào vị trí riêng biệt cách xa khu vực thi công. Bổ cập nước bằng việc khoan giếng, lọc nước theo công nghệ của Đức, với công suất 10.000m3/tháng. Nạo vét bùn và cải tạo nước Hồ.
Thời gian thực hiện trong vòng 2 tháng, dự án được thành phố phê duyệt với tổng kinh phí là 29 tỷ đồng.
Ông Trần Xuân Hà, Phó Ban Tuyên giáo Thành Ủy kết luận hội nghị
Tại buổi giao ban báo chí, ông Trần Xuân Hà, Phó trưởng ban Tuyên Giáo Thành ủy đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội ủng hộ chủ trương này của UBND thành phố, tuyên truyền để nhân dân thấy được trách nhiệm của mình đối với Hồ Gươm – hồ Hoàn Kiếm, hình ảnh đẹp của người dân Thủ đô và trong con mắt của các du khách trong và ngoài nước khi đến Hà Nội
Ngọc Thủy
Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.