Thời tiết thuận lợi, giá dầu giảm sâu, tưởng rằng sẽ là điều kiện thuận lợi để ngư dân vươn khơi đánh bắt cá ngừ đại dương. Nhưng thực tế, hơn 50% tàu cá đang nằm bờ, nhiều ngư dân thất thu vì giá cá ngày càng giảm, việc bán cá lại không thuận lợi.
Ngoài ra, theo ông Đào Quang Minh, Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT Phú Yên), năm 2019, ngư dân Phú Yên khai thác khoảng 3.720 tấn cá ngừ đại dương, giảm 5,4% so với năm 2018. Nguyên nhân sản lượng cá giảm là do số lượng tàu hoạt động vùng khơi giảm mạnh. Bởi hiện nay, tỉnh Phú Yên chỉ còn 451 tàu đánh bắt thủy sản có chiều dài từ 15m trở lên được cấp phép khai thác hải sản vùng khơi; 730 tàu cá có công suất trên 90CV có chiều dài dưới 15m không được cấp phép, các tàu này trước đây đánh bắt ở vùng khơi nay phải đánh bắt ở vùng lộng hoặc ven bờ. Cũng trong năm qua, các tàu câu cá ngừ đại dương khai thác sản lượng đạt trung bình từ 0,8-2 tấn/tàu/chuyến, trong đó khoảng 60% tàu câu có lãi, còn lại là hòa vốn, một số ít tàu khai thác bị lỗ phí tổn.
Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Thuẩn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6 (TP Tuy Hòa) cho biết: Theo quy định trước đây, tàu cá chỉ cần đảm bảo có công suất trên 90CV là được phép khai thác hải sản xa bờ. Do đó, nhiều ngư dân đóng mới tàu có công suất trên 400CV nhưng chiều dài lớn nhất của tàu cũng chỉ dưới 15m, thậm chí có nhiều tàu có chiều dài lớn nhất là 14,9m. Bởi ngư dân quan niệm nếu chiều dài của con tàu phù hợp với chủ tàu thì khi ra khơi sẽ thuận buồm xuôi gió và gặp nhiều điều may mắn, khai thác hải sản đầy khoang. Giờ đây, Chính phủ ra quy định tàu phải dài từ 15m mới được vươn khơi thì rất khó cho ngư dân. Nếu được, chúng tôi kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương nâng số lượng tàu được cấp hạn ngạch khai thác vùng khơi và hướng dẫn ngư dân cải hoán tàu để được cấp phép khai thác. Hiện nay, nhiều ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt nhưng vẫn phải “nằm bờ” cùng tàu, điều này vừa lãng phí, vừa làm giảm thu nhập của ngư dân.
Năm 2020, Phú Yên đặt mục tiêu khai thác thủy sản khoảng 55.000 tấn, trong đó cá ngừ đại dương khoảng 4.500 tấn. Để làm được điều này này, theo Sở NN-PTNT Phú Yên, tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các chính sách phát triển thủy sản theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển đảo của Tổ quốc. Tỉnh khuyến khích ngư dân đầu tư các trang thiết bị hỗ trợ khai thác với công nghệ hiện đại, từng bước đổi mới công nghệ khai thác và bảo quản sản phẩm sau khai thác nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, về lâu dài, tỉnh tiếp tục cơ cấu lại đội tàu khai thác, thu mua cá ngừ theo đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Phú Yên theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Tiếp tục tư vấn các doanh nghiệp chuyên thu mua cá ngừ đại dương ở Phú Yên tham gia thực hiện thí điểm liên kết sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi; vận động hoàn thiện mô hình liên kết khai thác cá ngừ bằng nghề lưới vây với dịch vụ hậu cần thu mua sản phẩm trên biển. Đồng thời tiếp tục vận động ngư dân tổ chức sản xuất trên biển theo tổ/đội. Ngoài ra, tỉnh còn tham mưu xây dựng cơ chế chính sách để thúc đẩy sự phát triển nghề khai thác cá ngừ, trong đó tập trung vào các chính sách cụ thể để nâng cao chất lượng đội tàu khai thác cá ngừ đại dương và khuyến khích phát triển nhiều hơn nữa đội tàu lưới vây rút chì...
Ngành công nghiệp và kỹ thuật số đang phát triển mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các dự án hạ tầng quy mô lớn và môi trường pháp lý thuận lợi. Sự chuyển đổi sang hướng sản xuất giá trị gia tăng cao, cùng với khả năng logistics và trung tâm dữ liệu mở rộng, đang nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nuôi dưỡng sắc đẹp không nhất thiết phải áp dụng những phương pháp cầu kỳ, tốn kém nhiều thời gian và chi phí. Bổ sung dưỡng chất từ sữa đậu nành tiện lợi là phương pháp làm đẹp được nhiều phụ nữ hiện đại lựa chọn, không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình chăm sóc sắc đẹp mà còn xây dựng nền tảng sức khỏe vững chắc.
Phát triển nhà ở xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân thu nhập thấp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và phát triển bền vững. Trong bối cảnh việc triển khai các chương trình nhà ở xã hội trong thời gian qua còn nhiều vướng mắc, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) với trách nhiệm của NHTM Nhà nước, Ngân hàng vì cộng đồng đã tích cực đồng hành cùng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp tín dụng ưu đãi để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội vào năm 2030.