Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 12 tháng 4 năm 2020 | 7:2

Ảnh hưởng dịch Covid-19, giá cá ngừ đại dương giảm mạnh

Theo các doanh nghiệp chuyên thu mua cá ngừ đại dương ở Phú Yên, từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn thế giới, việc xuất khẩu gặp khó khăn nên giá cá ngừ đại dương ở địa phương đồng loạt giảm mạnh.

Không những thế, một số thương lái còn tính đến chuyện dừng thu mua vì kho đông lạnh không còn chỗ chứa.
 
Sau 1 tháng vươn khơi bám biển, hiện nhiều tàu câu cá ngừ đại dương cập cảng Đông Tác (TP. Tuy Hòa, Phú Yên) để bán cá cho thương lái. Tuy nhiên, thay vì hối hả bốc dỡ cá lên bờ hoặc tất bật chuẩn bị dầu, đá, lương thực, thực phẩm để chuẩn bị cho chuyến biển tiếp theo, nhiều ngư dân canh cánh nỗi lo không biết đến lượt mình, thương lái có còn thu mua cá.
 
1-8.JPG
Giá cá ngừ đại dương giảm mạnh

Ngư dân Lê Văn Phương ở phường Phú Đông (TP. Tuy Hòa) cho biết: Vừa rồi, tàu của tôi cập cảng với 20 con cá ngừ, thương lái lựa thu mua được 16 con cá loại 1 với giá 85.000 đồng/kg, còn lại bán xô 30.000 đồng/kg. Tính ra, chuyến biển này chúng tôi lỗ tổn gần 50 triệu đồng. Đó là chưa tính tiền trả cho bạn thuyền mỗi người khoảng 1,5-2 triệu đồng. Cũng theo ông Phương, dù phải bù lỗ nhưng dù sao ông còn bán được cá, bởi có một số thuyền vô sau, thương lái còn không muốn cân cá để mua. Họ bảo rằng do dịch bệnh, việc xuất khẩu rất khó khăn nên không thể mua thêm nữa.

Theo nhiều ngư dân có tàu cập bến ở cảng cá Đông Tác, hiện chỉ có 30% tàu vào bến là có lãi hoặc hòa vốn, còn lại lỗ vài chục triệu đồng/chuyến biển là chuyện thường tình. Nguyên nhân do sản lượng đánh bắt thấp, giá cá ngừ lại giảm còn 80.000-85.000 đồng/kg cá loại 1, thấp hơn 45.000 - 50.000 đồng/kg so với trước Tết. Chưa kể, việc bán cá ở thời điểm này cũng rất khó khăn do hầu hết kho đông lạnh của các doanh nghiệp thu mua đã hết chỗ chứa. Một số thương lái đánh tiếng có thể sẽ dừng thu mua trong những ngày sắp tới vì không xuất khẩu được.

Nghe thông tin, nhiều thương lái tính đến chuyện không thu mua cá ngừ, ông Trịnh Văn Công ở phường 6 (TP. Tuy Hòa) than thở: Nghề câu cá ngừ đại dương hiện nay khó trăm bề, từ rủi ro ngư trường, biển giã đến thị trường tiêu thụ bấp bênh. Ngư dân đánh bắt trên biển đã rất khổ cực, nhưng đến khi vào bờ, mọi thành quả, công sức mình bỏ ra không được đáp đền xứng đáng. Giờ đây, vì dịch bệnh bùng phát, nhiều chủ vựa dừng thu mua cá nữa thì ngư dân biết sống ra sao. 

20170325_194431.jpg
Ngư dân bán cá ngừ đại dương cho thương lái

Chia sẻ về vấn đề này, bà Trần Thị Ánh, chủ vựa chuyên thu mua cá ngừ đại dương ở TP. Tuy Hoà cho hay: “Hiện nay, việc xuất khẩu rất khó khăn, cá “đi tàu” không xong, “đi máy bay” cũng không được. Chúng tôi cố gắng thu mua cho ngư dân để giữ mối nhưng giá cả thế nào thì tùy thị trường chứ không nói trước được”.

Theo ông Phan Thuẩn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6 (TP. Tuy Hòa), bình thường, thời điểm này trong năm thời tiết thuận lợi, là mùa cao điểm làm ăn. Năm nay, luồng lạch ra vào cảng Đông Tác rất thông thoáng, lại được dịp giá dầu giảm sâu còn phân nửa so với trước. Những điều như vậy tưởng rằng sẽ thuận lợi cho việc vươn khơi của ngư dân nhưng ai dè ngược lại. Hiện nay, giá cá giảm sâu, thương lái chậm thu mua khiến hơn một nửa tàu về bến phải nằm bờ. Đang mùa làm biển nhưng nhiều ngư dân lại nằm không, dù ai nấy đều như ngồi trên đống lửa vì không thể ra khơi. Mọi người mong muốn dịch bệnh sớm qua nhanh để mọi thứ trở về bình thường như trước.

Hiện, Phú Yên có hơn 450 tàu cá đánh bắt thủy sản có chiều dài từ 15m trở lên được cấp phép khai thác hải sản vùng biển khơi. Đây chủ yếu là các tàu câu cá ngừ đại dương với chi phí bình quân cho mỗi chuyến biển khoảng 110-140 triệu đồng; nếu khai thác được khoảng 1 tấn cá thì chỉ đủ phí tổn, chưa tính công lao động. Với tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, ngư dân sẽ khó chồng khó.

 

 

 

Tuấn Kiệt
Ý kiến bạn đọc
  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    Khát vọng Xuân nơi vùng cao A Lưới

    A Lưới - một trong 74 huyện nghèo của cả nước, một trong những nút thắt lớn nhất của Thừa Thiên - Huế trên chặng đường đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, đang chuyển mình mạnh mẽ.

  • Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sản phẩm OCOP Đắk Lắk từ ao làng vươn ra biển lớn

    Sau gần 6 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), những sản phẩm đặc trưng mang tính vùng miền của tỉnh Đắk Lắk đã dần xây dựng được thương hiệu và có chỗ đứng trên thị trường. Hành trình đưa nông sản địa phương từ “ao làng” vươn ra “biển lớn” vẫn đang được tỉnh Đắk Lắk tích cực thực hiện.

  • Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Xây dựng nông thôn mới, sức mạnh tiềm thức của người dân xứ Thanh

    Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân tỉnh Thanh Hóa, sự đồng lòng hiến đất, đóng góp từ sức người, tài sản đã lan tỏa khắp từ thành thị đến các xã, huyện miền núi và những con em xa quê hương.

  • Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Sắp diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024

    Từ ngày 26/4 đến ngày 1/5, tại Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024.

Top