Quảng Ngãi chủ động sơ tán người dân vùng sạt lở
Do ảnh hưởngbão số 13, sáng 14/11, đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10, mưa to, sóng biển cao 4-5m, biển động dữ dội. UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra công điện hỏa tốc yêu cầu đưa các phương tiện tránh trú bão, sơ tán người dân…
Ông Đặng Tấn Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết, vào lúc 9 giờ sáng 14/11, trên đảo đã có gió mạnh cấp 8 cấp 9, biển động dữ dội, sóng biển cáo 4-5m, mưa rất to.
Huyện đã huy động lực lượng sơ tán khoảng 280 hộ với gần 1.000 nhân khẩu đến tránh trú nơi kiên cố, an toàn trước khi bão đi vào. Học sinh toàn huyện được nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Huyện cũng đã tuyên truyền đến người dân về diễn biến của bão, tuyệt đối không cho tàu, thuyền ra khơi, neo đậu phải theo hướng dẫn của lực lượng chức năng. Hiện có 10 tàu khách, 11 tàu vận chuyển hành khách, 48 bè nuôi thủy sản, 600 tàu cá lớn nhỏ đã được neo đậu nơi an toàn.
Trước đó, vào chiều 13/11 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phát đi công điện yêu cầu các lực lượng chức năng nghiêm cấm tàu thuyền ra biển hoạt động, kể cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại, khi vùng biển Quảng Ngãi có gió cấp 6 trở lên.
Tất cả các địa phương tiến hành rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra, di chuyển tới khu vực không nguy hiểm hoặc quay về bờ neo đậu. Tổ chức neo đậu lồng bè an toàn, đưa tàu nhỏ lên bờ để giảm thiệt hại; tuyệt đối không để người ở lại trên thuyền, lồng bè khi sóng to, gió lớn.
Khuyến cáo người dân hạn chế ra đường khi bão ảnh hưởng; dùng các phương tiện truyền thông truyền tin dự báo, cảnh báo bão cho người dân biết phòng tránh.
Các địa phương chuẩn bị tốt phương án di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn, đảm bảo đủ lương thực, nhu yếu phẩm, nhất là những vùng có nguy cơ cao chia cắt, cô lập. Rà soát, triển khai phương án ứng phó với lũ lớn, sạt lở, huy động lực lượng di dời dân vùng trũng thấp, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn, đặc biệt là các huyện Sơn Tây, Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, vùng trũng tại các huyện Tư Nghĩa, Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ.
Tại huyện Ba Tơ, để đảm bảo an toàn, chính quyền địa phương đã cho hơn 200 học sinh của Trường Tiểu học và THCS Ba Giang nghỉ học hơn 1 tuần qua, khi nào thời tiết tốt sẽ cho học sinh đi học trở lại. Xã Ba Giang là nơi có nhiều điểm sạt lở, nhà dân, trụ sở làm việc của xã cũng đã phải di dời.
Chương trình từ thiện: Cùng em đến trường hỗ trợ học sinh nghèo “Viết tiếp ước mơ” giai đoạn 2025 - 2028 sẽ hỗ trợ cho hàng nghìn học sinh nghèo tại các vùng khó khăn, biên giới, hải đảo và vùng chịu thiệt hại nặng nề do bão lũ.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai gói tín dụng 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục thiệt hại do bão Yagi gây ra. Ngoài ra, Ngân hàng cũng thực hiện các giải pháp cơ cấu nợ, giãn, hoãn nợ cho khách hàng phù hợp với tình hình thực tế.
Mới đây, tại các Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Đắk Nông đã tổ chức trao giải và cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng tiêu biểu đạt tiêu chí của chương trình “Hộ gia đình tiết kiệm điện năm 2024” do công ty phát động.
Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1473 về xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt 16, cho 6 di tích trong toàn quốc, trong đó có Di tích lịch sử Mộ và Khu lưu niệm Lê Hữu Trác, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Về kinh phí thực hiện, Quốc hội quyết nghị tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030 tối thiểu là 122.250 tỷ đồng.
Ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng, cho biết, qua rà soát, Sóc Trăng có 7.052 căn nhà tạm, nhà dột nát cần được sửa chữa, xây mới. Trong đó, đối tượng người có công, gia đình chính sách 1.071 căn; hộ nghèo, cận nghèo 5.502 căn nhà và hộ dân tộc thiểu số 479 căn nhà.
Tối 25/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, tính đến chiều cùng ngày, toàn tỉnh đã di dời 174 hộ với 507 khẩu sinh sống ở vùng nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn.
Mưa lớn kéo dài khiến đất đá từ quả đồi phía sau nhà bị sạt lở vùi lấp nhà của một hộ dân ở xã Lâm Đớt (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế), làm 2 người bị thương.