Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 10 tháng 9 năm 2018 | 14:20

Quảng Ngãi: Phát huy giá trị truyền thống của đồng bào Cor

Một trong những việc đó là tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao thường niên với mục đích đẩy mạnh ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc…

Huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) đã và đang có những hướng đi nhằm bảo lưu, gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống vốn có của cộng đồng người Cor sinh sống tại xã Bình An.  
Bà con người Cor giao lưu ẩm thực với những món ăn như gà luộc, cơm lúa rẫy, rau dớn rừng, bánh lá đót và rượu cần…
Bà con người Cor giao lưu ẩm thực với những món ăn như gà luộc, cơm lúa rẫy, rau dớn rừng, bánh lá đót và rượu cần…

 

Một trong những việc đó là tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao thường niên với mục đích đẩy mạnh ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn với mục tiêu kinh tế - xã hội cũng như tạo sự giao lưu, đoàn kết, học hỏi lẫn nhau giữa các địa phương trong huyện.
 
Chiều cuối tuần qua, không khí tại nhà văn hóa thôn Thọ An, xã Bình An khá rộn rã, khác hẳn với sự im ắng ngày thường. Hầu hết đồng bào Cor trong xã đều tề tựu về đây dự lễ.
 
Trong căn phòng nhỏ, những già làng uy tín cùng nhau tái hiện nghi thức cúng tết Ngã rạ của dân tộc mình. Bà con thấy đây là ngày hội của họ, là quyền lợi của người đồng bào để giữ lại bản sắc của dân tộc.
 
Già làng Trụ Văn Hải chia sẻ: Cúng là để cầu an, mong mỏi gia đình, bà con không đau, không ốm; nếu gặp tai nạn thì chỉ bị nhẹ. Ngoài ra, còn mang ý nghĩa cầu lộc, cầu cho dân làm ăn phát triển, không có của trở thành có của, khá giả hơn.
 
Trước sân, người dân dựng cây Nêu cao vút đầy vẻ uy nghiêm. Họ còn dựng những nhà sàn bằng tre lợp lá cây rừng liền kề để làm chỗ bày trí món ăn như gà luộc, cơm lúa rẫy, rau dớn rừng, bánh lá đót… và giao lưu ẩm thực với nhau.
 
Những cặp đôi thi thố giã gạo, tiếng chày thộc liên hồi vào cối gỗ phát ra thứ âm thanh vui tai.
Những cặp đôi thi thố giã gạo, tiếng chày thộc liên hồi vào cối gỗ phát ra thứ âm thanh vui tai.

 

Những chàng trai cô gái Cor trong bộ trang phục truyền thống duyên dáng ngồi quây quần bên nhau, tay nâng ống rượu cần dốc một hơi dài trong niềm hân hoan không thể tả.
 
Dưới chân nhà sàn, những cặp đôi khác thi thố giã gạo. Tiếng chày thộc liên hồi vào cối gỗ phát ra thứ âm thanh vui tai. Phần thi này đòi hỏi người giã phải có độ dẻo dai cần thiết vì đôi tay phải vận động nhiều.
 
Tối đến, mọi người lại nắm tay nhau tạo thành vòng tròn quanh đống lửa để nhảy nhót; giao lưu trình diễn nghệ thuật hát múa cồng chiêng - món ăn tinh thần không thể thiếu trong ngày hội. Phụ nữ khéo tay thì tham gia phần thi đan rế, thi gói bánh lá đót, thi làm đồ trang sức để thể hiện khả năng của mình.
 
Già  làng Nguyễn Văn Minh cho hay: Rất cảm ơn huyện đã quan tâm đến đồng bào dân tộc Cor khi tổ chức ngày hội này. Đồng bào Cor Thọ An rất hào hứng và vui sướng vì nhờ đó mà họ không quên tập quán, văn hóa của mình ngày xưa, tưởng nhớ lại công ơn của ông bà, tổ tiên.
 
Ông Nguyễn Văn Vinh, Bí thư Đảng ủy xã Bình An cho biết, để phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc, Đảng ủy, UBND xã đã thực hiện nghiêm chỉ đạo của UBND huyện  bằng việc cho trùng tu lại các khu di tích. Đặc biệt, tại Bình An còn tổ chức lễ Tết Ngã rạ sau khi thu hoạch vụ mùa xong, mừng lúa mới, tạo sự đoàn kết trong nhân dân.
 
Bà Huỳnh Kim Ngân, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện Bình Sơn thông tin: Huyện sẽ tiếp tục khai thác lễ hội Tết Ngã rạ của đồng bào Cor được tổ chức vào cuối tháng 10 âm lịch hằng năm. Vừa qua, ngoài việc mua sắm trang phục, mời nghệ nhân về dạy dân ca, dân vũ thì huyện còn đầu tư mua trống và chiêng; quyết định đầu tư xây dựng nhà sàn hơn 2 tỷ coi đây là thiết chế cho đồng bào dân tộc sinh hoạt.
 
Điểm nhấn trong ngày hội năm nay là màu cờ đỏ sao vàng được treo khá nhiều tại địa điểm diễn ra lễ hội; và hình ảnh Bác Hồ được đặt tại vị trí trang trọng ở không gian bên trong các nhà sàn như thể người dân nơi đây đang tỏ lòng biết ơn đến Người- vị cha già của dân tộc Việt Nam; nguyện đi theo đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, coi đó là “niềm tin” vững chắc để gây dựng một tương lai tươi sáng, tốt đẹp./.
 
 
 
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top