Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 19 tháng 6 năm 2017 | 4:10

Quế Sơn nâng tầm thương hiệu gà Tre đèo Le

Gà tre Đèo Le Quế Sơn là đặc sản của người dân xứ Quảng, có hương vị ngọt, thơm, thịt không quá mềm hoặc dai, da  hơi giòn. Năm 2014, nhãn hiệu chứng nhận “Gà tre Đèo Le” đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận, mở ra cơ hội làm giàu cho nông dân nơi đây.

Gà tre Đèo Le Quế Sơn là đặc sản của người dân xứ Quảng.

Gà tre chỉ có duy nhất ở những vùng quê của huyện Quế Sơn, được người dân bảo tồn và chọn lọc. Gà tre chính hiệu là giống gà bản địa thuần chủng nên nhỏ con, chậm lớn, có chân nhỏ màu vàng, nhanh nhẹn. Nuôi từ 2,5 - 3 tháng là bán và gà chỉ nặng khoảng 0,7 - 0,9 kg/con. Đặc biệt, sau khi làm thịt và nhổ lông, lớp da của gà thường có màu vàng rực như màu nghệ.

Theo các cụ bô lão tại xã Quế Long (Quế Sơn), loài gà kiến (gà rất nhỏ con) xưa kia được người dân trong làng nuôi, thả rông trong vườn. Ban ngày chúng đi tìm các loại thức ăn như côn trùng, mối, lúa…; tối ngủ ở những bụi tre quanh nhà. Lâu ngày như vậy, dân làng đặt tên cho giống gà này là gà Tre và thương hiệu gà Tre Quế Sơn có từ đó. Gà được nuôi nhiều  tại các xã miền núi như: Quế Long, Quế Phong, Quế An…

Theo bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quế Long, từ nhiều năm nay, địa phương đã khuyến khích người dân đẩy mạnh chăn nuôi gà Tre thả vườn nhằm bảo tồn và phát huy hiệu quả kinh tế từ giống gà này. Hiện, toàn xã có hơn 90% số hộ nuôi gà, trong đó có 36 hộ chăn nuôi với quy mô lớn, 4 hộ nuôi gà giống để nhân giống bán cho bà con trong vùng.

Để phát triển thương hiệu gà Tre đèo Le, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Quế Sơn đã khảo sát và làm việc với 11 hộ kinh doanh sản phẩm từ thịt gà tại thôn Lộc Thượng 2, xã Quế Long thực hiện cam kết đăng ký sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gà Tre đèo Le” số 237639 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 22/12/2014; chọn 04 hộ gia đình (02 hộ tại xã Quế Long, 01 hộ tại thị trấn Đông Phú và 01 hộ tại xã Quế Hiệp) thực hiện mô hình chăn nuôi gà Tre thả vườn để cung cấp sản phẩm thịt gà cho các hộ kinh doanh sản phẩm thịt gà sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gà Tre đèo Le”; tổ chức hội thảo liên quan đến công tác quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Gà Tre đèo Le” tại UBND xã Quế Long.

Ông Trần Vũ Tánh, Phó trưởng phòng Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Quế Sơn, cho biết: “Khi nhãn hiệu chứng nhận “Gà Tre đèo Le” được quản lý tốt sẽ góp phần nâng cao giá trị của sản phẩm, giải quyết được nhiều việc làm cho lao động tại địa phương, tăng thu nhập cho các hộ kinh doanh cũng như chăn nuôi gà Tre thả vườn”.

Tuy nhiên, theo ông Tánh, tồn tại lớn nhất hiện nay là chưa thành lập được đơn vị đầu mối và chưa xây dựng được quy chế để quản lý chứng nhận sản phẩm thịt gà sống có nguồn gốc từ gà ta thả vườn được nuôi trên địa bàn huyện Quế Sơn trước khi cung cấp cho các hộ kinh doanh sản phẩm thịt gà sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Gà Tre đèo Le”. Ngoài ra, do nhu cầu sử dụng sản phẩm thịt gà của người tiêu dùng tại các cơ sở kinh doanh rất lớn nên nguồn cung ứng không đảm bảo, xảy ra hiện tượng cầu vượt cung.

Vì vậy, trong thời gian tới, ngành chức năng huyện Quế Sơn sẽ phối hợp với Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, nhất là xã Quế Long, tiếp tục tuyên truyền, tạo nhận thức cho người chăn nuôi và người kinh doanh trong việc giữ gìn, quảng bá và phát triển thương hiệu “Gà Tre đèo Le”, cam kết không kinh doanh sản phẩm thịt gà không rõ nguồn gốc.

Ông Tánh cho biết thêm, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện sẽ tham mưu UBND huyện cấp Giấy chứng nhận cho HTX NN Quế Long để làm đơn vị đầu mối thu gom, thẩm định nguồn gốc, chất lượng gà và cung ứng sản phẩm cho các hộ kinh doanh; cũng như cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cho các cơ sở kinh doanh sản phẩm thịt gà tại địa bàn thôn Lộc Thượng, xã Quế Long.

“Về lâu dài, cần quy hoạch vùng chăn nuôi gà Tre thả vườn, xây dựng kế hoạch và bố trí lồng ghép các nguồn kinh phí hằng năm để thực hiện nhân rộng mô hình chăn nuôi gà ta thả vườn đối với các hộ có mô hình chăn nuôi gà có quy mô lớn trên địa bàn huyện Quế Sơn”, ông Tánh nói.

Ngọc Lan

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Thanh Hóa - Hậu phương lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ

    Cách đây 70 năm, cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta kết thúc thắng lợi bằng chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, trở thành mốc son chói lọi bằng vàng tạc vào lịch sử dân tộc.

  • Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Khai mạc Lễ hội Du lịch biển Hà Tĩnh năm 2024

    Tối 21/4, tại quảng trường Hồ Tùng Mậu (Khu du lịch Thiên Cầm, Cẩm Xuyên), UBND tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Hà Tĩnh – Thanh âm ngày nắng mới”.

  • Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Người dân Cổ Loa mong sớm xây dựng đền thờ vua Ngô Quyền

    Sau chiến thắng quân xâm lược Nam Hán (năm 938) trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền xưng Vương và chọn đất Cổ Loa làm kinh đô, mở đầu cho kỷ nguyên mới của dân tộc sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Mặc dù đóng đô ở Cổ Loa từ tiền Ngô Vương đến hậu Ngô Vương gồm 26 năm, nhưng đến nay vẫn chưa có một công trình tôn vinh Ngô Vương Quyền trên vùng đất Cổ Loa nơi ông dựng nghiệp và chọn làm kinh đô. Xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại mảnh đất linh thiêng này là thỏa nỗi ước mong của các hậu thế.

Top