Với góc nhìn hoàn toàn mới về cội nguồn văn minh Đông phương Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh vừa ra mắt 2 cuốn sách “Tìm về cội nguồn Kinh dịch” (Nxb Hồng Đức 2020) và cuốn “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương (Nxb Hồng Đức 2019).
Đây là loại sách nghiên cứu với một góc nhìn hoàn toàn mới về cội nguồn văn minh Đông phương - vốn huyền bí và đòi hỏi các nhà khoa học dày công nghiên cứu. Góc nhìn này của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã làm thay đổi nhận thức của con người về cội nguồn và bản chất của văn minh Đông phương trên nền tảng tri thức là thuyết âm dương ngũ hành và kinh dịch.
Cơ quan văn hóa Liên hợp quốc đã thành lập một “Hội nghiên cứu Kinh dịch” và đã 4 lần tổ chức hội thảo quốc tế về Kinh dịch. Nhưng theo tác giả Kinh dịch vốn bí ẩn một cách huyền vĩ và sừng sững, thách đố tri thức của văn minh nhân loại đến nay, vẫn chưa thể tìm thấy những giá trị đích thực của nó.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã xác định: Thuyết Âm dương Ngũ hành và Kinh dịch về bản chất là một hệ thống lý thuyết có tính hệ thống, nhất quán và hoàn chỉnh, chính là “Lý thuyết thống nhất”. Qua hai cuốn sách của mình, tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đưa ra quan điểm (kèm theo lập luận chứng minh) rằng thuyết Âm dương Ngũ hành và Kinh dịch thuộc về một nền văn minh tối cổ có trước lịch sử nền văn minh của chúng ta, tạm được tác giả đặt tên là Văn minh Atlantic.
Cuốn “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương” là tiền đề thứ nhất, nhằm xác định nền tảng tri thức của một nền văn minh chủ nhân đích thực của thuyết Âm dương Ngũ hành và Kinh dịch. Xuất phát từ tiền đề này, cuốn “Tìm về cội nguồn Kinh dịch” là sự nối tiếp, tổng hợp của toàn bộ lịch sử Kinh dịch từ các bản văn cổ chữ Hán.
Cần khẳng định rằng 2 cuốn sách “Minh triết Việt trong văn minh Đông phương” và “Tìm về cội nguồn kinh Dịch” của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh, có nội dung của một đề tài nghiên cứu khoa học và dựa trên nền tảng tri thức khoa học của nền văn minh hiện đại. Nội dung hai cuốn sách cũng được kỳ vọng là mở ra một góc nhìn mới trong việc khám phá những bí ẩn của nền văn minh Đông phương và cả những bí ẩn của vũ trụ, vốn là đối tượng nghiên cứu khoa học của nền văn minh hiện đại...
Sách do NXB Hồng Đức phát hành.
“Trong những ngày đầu tháng 12 này, Khu đền tháp Mỹ Sơn cùng với Đô thị cổ Hội An tròn 25 năm ngày được Unesco công nhận Di sản văn hóa của nhân loại. Niềm vinh dự này, không phải địa phương nào cũng có được, tôi xin được chia sẻ niềm vui và niềm tự hào này đối với thành phố Hội An và huyện Duy Xuyên, chúc cho công tác bảo tồn các di sản ngày càng tốt đẹp, đạt được những thành công hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu nói.
Tối 28/11, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức khai mạc Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản”, với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật các tỉnh: Nghệ An, Bắc Ninh, Phú Thọ, Quảng Nam, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.