Nhân Kỷ niệm 64 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, Tuần lễ sách Hà Nội đã khai mạc tại Hoàng thành Thăng Long từ 3 - 7/10/ với chủ đề “Sách và công nghệ số”.
Đến dự và Phát biểu tại Lễ khai mạc Hội sách Hà Nội 2018, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Ngô Văn Quý, cho biết: “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động đến nhiều quốc gia, trên nhiều lĩnh vực. Ngành xuất bản thế giới hiện đang có bước chuyển mình nhanh chóng sang môi trường internet, điện tử.
Ông Thủy (phải), cùng các bạn trẻ tại Hội sách Hà Nội 2018.
Ở Việt Nam, thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 4-10- 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, chúng ta đã và đang đạt được một số thành tựu mới, góp phần tạo tiền đề cho việc phát triển rộng rãi những ứng dụng của công nghiệp 4.0 đến nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội.
Vì vậy, để ngành xuất bản thực sự trở thành ngành công nghiệp văn hóa, các đơn vị cần tiếp cận, và từng bước triển khai, ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin hiện đại, các dịch vụ nội dung số vào hoạt động xuất bản”.
Hội sách đã quy tụ 120 gian hàng của các đơn vị xuất bản, phát hành hàng đầu của Hà Nội và cả nước. Bên cạnh việc trưng bày, giới thiệu sách, Lễ hội sách Hà Nội còn các chương trình giao lưu ý nghĩa và bổ ích, giữa bạn đọc và những nhà làm sách, cả sách in và điện tử.
Ngoài các cuộc trò chuyện về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra với sự tham dự của nhiều diễn giả có uy tín,... tại gian chuyên đề “Sách và công nghệ số”, độc giả còn có nhiều trải nghiệm thú vị, mới mẻ khi được giới thiệu các sản phẩm sáng tạo; các công nghệ kết hợp giữa sách giấy truyền thống, và ứng dụng trên thiết bị thông minh; sách công nghệ (sách điện tử, sách audio)...
Ông Trần Đức Thủy, 72 tuổi, bộ đội nghỉ hưu, phố Vân Hồ, Phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, cho biết, ông rất ham đọc sách, gần như Lễ hội sách nào ông cũng đi, ông đọc sách trên nhiều lĩnh vực như: Văn học, thơ ca, chứng khoán, kinh dịch, tử vi… Nếu như, công nghệ 4.0, lớp trẻ đọc sách điện tử, sách audio nhiều, thì tôi đọc sách in vậy, sách tại đây được giảm giá khá nhiều, nên dự kiến, tôi sẽ mua nhiều.
“Đến Hội sách hôm nay tôi rất vui, vì lớp trẻ ngày nay vẫn ham đọc sách, nhất là trong thời đại kỹ thuật số, trên mạng chẳng thiếu thứ gì. Song, có lúc phải suy ngẫm, vui, buồn cùng nhân vật, thì đọc sách in vẫn có thú vui của nó”, ông Thủy chia sẻ.
Tốp học sịnh lớp 11 Trường PTTH Sóc Sơn, cho biết, vì bố mẹ đều là giáo viên, nên khi các em xin tham dự ngày hội sách, các phụ huynh đã đồng ý. “Chúng em đi xe buýt sang, bố mẹ cho chúng em từ 100 – 300.000 đồng để mua sách. Loại sách chúng em chọn là: Sách văn học, Binh pháp Tôn Tử, các loại truyện ly kỳ hấp dẫn. Ngoài ra, chúng em còn đọc sách điện tử, số sách mà mỗi đứa chúng em mua ngày hôm nay, sẽ được trao đổi trong nhóm để đọc, như vậy đỡ lãng phí, lại được đọc nhiều cuốn”, em Vũ Văn Quyết chia sẻ.
Hy vọng, đây là dịp để “hâm nóng” văn hóa đọc cho người dân Hà thành ở nhiều lứa tuổi, nhất là trong thời đại 4.0, sách, báo in đang bị lãng quên.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.