Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 3 năm 2017 | 10:0

Tăng chi tiêu quốc phòng- Bài toán khó với Tổng thống Donald Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/2 đã công bố dự thảo ngân sách quốc gia Mỹ năm 2018, trong đó cam kết sẽ tăng mạnh chi tiêu cho quốc phòng.

Phát biểu trong buổi tiếp thống đốc các bang tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump nêu rõ khoản tăng ngân sách quốc phòng này là một trong những bước đi hiện thực hóa cam kết của ông về đảm bảo an toàn cho người dân Mỹ.

tang chi tieu quoc phong bai toan kho voi tong thong donald trump hinh 1
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gặp khó trong vấn đề tăng chi tiêu quốc phòng. Ảnh: AFP

Theo vị chủ nhân Nhà Trắng, ông sẽ hướng tới việc củng cố năng lực phòng thủ và tấn công của quân đội Mỹ, với một đề xuất chi tiêu sẽ khiến cho nền quốc phòng của Mỹ trở nên “lớn hơn, tốt hơn và mạnh mẽ hơn bao giờ hết”.

Tổng thống Trump cũng nhấn mạnh rằng, đây sẽ là sự tăng cường quân sự lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ: “Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của Chính phủ liên bang chính là đề xuất ngân sách cho nước Mỹ. Dự thảo ngân sách đầu tiên này của tôi sẽ được trình lên Quốc hội.

Khoản ngân sách này sẽ giúp cho nước Mỹ và người dân Mỹ an toàn hơn, bao gồm việc tăng ngân sách cho quốc phòng nhằm tái xây dựng quân đội Mỹ giúp họ phục vụ tốt hơn cho đất nước”.

Ông Trump không tiết lộ con số cho chi tiêu phòng lần này. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ Nhà Trắng, Tổng thống Trump có kế hoạch dành thêm 54 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng, tương đương mức tăng 10%.

Các khoản chi tiêu này sẽ tập trung cho các lĩnh vực như: đóng tàu, sản xuất máy bay quân sự và và thiết lập “sự hiện diện mạnh mẽ hơn của Mỹ tại các tuyến đường thủy quan trọng quốc tế” như eo biển Hormuz và Biển Đông.

Do tăng mạnh cho ngân sách quốc phòng nên ngân sách cho các bộ ngành khác như: ngoại giao, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực không liên quan đến quốc phòng sẽ bị cắt giảm mạnh, bao gồm các khoản viện trợ nước ngoài và các khoản trợ cấp xã hội.

Điều này đã ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích của dư luận. Có không ít tiếng nói đã đặt câu hỏi về đề xuất của Tổng thống Trump. Theo không ít chuyên gia trong giới quân sự, liệu nước Mỹ có cần thiết phải tăng chi tiêu cho quốc phòng hay không khi mà quân đội Mỹ đang được xem là một lực lượng thiện chiến nhất trên thế giới. Các khoản ngân sách mà nước Mỹ chi cho Quốc phòng hiện đã lớn hơn rất nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới.

Ước tính, ngân sách hàng năm của Mỹ cho quốc phòng đang ở mức 600 tỷ USD – một con số kỷ lục về ngân sách so với các lĩnh vực khác. Trong khi Mỹ chỉ dành khoảng 50 tỷ USD hàng năm cho lĩnh vực ngoại giao và các khoản viện trợ nước ngoài.

Các chuyên gia cảnh báo, với việc tăng thêm chi tiêu cho quốc phòng lần này, ngân sách cho Bộ Ngoại giao Mỹ có thể sẽ bị cắt giảm tới 30%. Điều này đồng nghĩa với việc Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ phải điều chỉnh lại về mặt cơ cấu và cắt giảm thêm một số chương trình hoạt động.

Giới nghị sĩ đã ngay lập tức lên tiếng về dự thảo ngân sách trên của Tổng thống Trump. Nghị sĩ Đảng Cộng hòa John McCain, một trong những người thường xuyên chỉ trích các quyết định của ông Trump, đã nói rằng, đề xuất tăng ngân sách quốc phòng trên của Nhà Trắng là không hiệu quả.

Trong khi đó, Nghị sĩ Đảng Dân chủ Nita Lowey thì kịch liệt chỉ trích kế hoạch của ông Trump, cho rằng, kế hoạch này có thể gây hại cho các gia đình lao động Mỹ. Bà cũng cam kết sẽ tranh đấu đến cùng để bảo vệ các khoản ngân sách cho phúc lợi và đầu tư, vốn được xem là quan trọng đối với các gia đình lao động Mỹ.

Theo đánh giá của giới phân tích, Tổng thống Mỹ không phải là người cuối cùng quyết định về vấn đề chi tiêu ngân sách liên bang. Do đó, kế hoạch tăng chi tiêu quân sự của Tổng thống Trump cũng chỉ là một phần trong dự toán ngân sách trình lên Quốc hội.

Mặc dù Đảng Cộng hòa đang kiểm soát cả hai viện Quốc hội Mỹ, song điều này không đồng nghĩa với việc Quốc hội sẽ “nhất nhất phải tuân theo các kế hoạch của Tổng thống Trump”.

Nguồn tin Nhà Trắng cho biết, dự thảo ngân sách của Tổng thống Trump sẽ được gửi tới các cơ quan ban ngành của nước Mỹ trong thời gian tới trong bối cảnh Chính phủ Mỹ sẽ tăng tốc các cuộc đàm phán với Quốc hội để giành sự ủng hộ của Quốc hội đối với dự thảo ngân sách. Nếu suôn sẻ, bản dự thảo ngân sách trên sẽ được trình lên quốc hội vào tháng 5 tới để phê chuẩn.

Có thể thấy, các cuộc thương lượng về ngân sách giữa Nhà Trắng với các nhà lập pháp có thể kéo dài vài tháng. Trước sự phản đối của không ít nghị sĩ, kế hoạch ngân sách của Tổng thống Mỹ sẽ ít nhiều bị thay đổi./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Hành trình đưa cam ruột đỏ về Điện Biên

    Về Điện Biên những ngày đầu tháng 3, chủ ý đi ngắm hoa ban trắng và tham quan vùng đất anh hùng, nhưng đi loanh quanh thế nào lại gặp nhân duyên, đó là bà chủ farm Nguyễn Thị Lan Hương, người sáng lập Cara Farm ở bản Bồ Hóng, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên).

  • Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Giám đốc HTX ở Hà Tĩnh “mê” làm nông nghiệp hữu cơ

    Đến thăm HTX Nông nghiệp và Dịch vụ tổng hợp Liên Nhật tại xã Thạch Hạ (TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) sau hơn 10 phút đi xe. Tại đây, chúng tôi gặp anh Nguyễn Hữu Quyền (SN 1983, xã Thạch Hạ) tay chân lấm đầy bùn đất đang sửa sang các hạng mục công trình, chuẩn bị cho vụ mùa mới.

  • Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Nuôi cá đặc sản trong bể lót bạt thu hàng tỷ đồng mỗi vụ

    Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về hàng tỷ đồng mỗi vụ cho gia đình anh Nguyễn Chí Tâm ở phường 6 (Cao Lãnh - Đồng Tháp).

Top