Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 24 tháng 2 năm 2022 | 7:44

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các mặt hàng thuốc và kit test Covid-19

Những mặt hàng như thuốc điều trị và kit test Covid-19 đang được người dân “săn lùng” do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đây là thời điểm các mặt hàng, sản phẩm nhái không rõ nguồn gốc, xuất xứ "len lỏi" vào thị trường.

Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội vừa thu giữ gần 500 hộp “thuốc điều trị Covid-19” đang trên đường đưa đi tiêu thụ.

Cụ thể, căn cứ đề xuất phối hợp kiểm tra của Công an quận Thanh Xuân, ngày 23/2, Đội Quản lý thị trường số 12 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) tiến hành kiểm tra phương tiện vận tải đối với 2 đối tượng có dấu hiệu khả nghi.

Lực lượng chức năng đã kiểm tra xe máy mang BKS 29V1-55xxx do ông Bùi Đức Toàn là người điều khiển đang dừng đỗ trước cửa số nhà 612 đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân). Quá trình kiểm tra phát hiện ông Toàn đang vận chuyển 2 thùng carton chứa hàng hoá là 240 hộp thuốc tân dược mang nhãn hiệu Arbidol (loại 10 viên/vỉ/hộp), hàng do nước ngoài sản xuất không có hoá đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp.

z3205824747232_50b4f3476344ffa1b0cf858b7dfdae14.jpg

Tang vật bị lực lượng chức năng thu giữ.

 

Ngay sau đó, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra xe máy mang BKS 18Y2-xxxx do ông Đinh Văn Hiểu là người điều khiển đang dừng đỗ tại địa chỉ ngõ 477 đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân). Qua kiểm tra phát hiện ông Hiểu đang vận chuyển 1 thùng các tông chứa hàng hoá là 240 hộp thuốc tân dược mang nhãn hiệu Arbidol (loại 10 viên/vỉ/hộp), hàng do nước ngoài sản xuất không có hoá đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp.

Đội QLTT số 12 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số tang vật để tiếp tục xác minh, làm rõ.

Theo thông tin ban đầu, thuốc Arbidol màu đỏ 200mg (loại vừa bị tạm giữ) hiện không có trong danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19 tại nhà của Bộ Y tế. Tuy nhiên, hiện loại thuốc này lại đang được quảng cáo là hàng “xách tay” của Nga và đang công khai rao bán trên thị trường, được nhiều người dân tìm mua.

Ngày 21/02/2022, Đội QLTT số 6, Cục QLTT Lạng Sơn phối hợp với phòng Cảnh sát Môi trường (PC 05) tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh hàng gia dụng của bà Nguyễn Thị Ngân có địa chỉ Khu N20 tổ 1 khối 6 thị trấn Cao Lộc huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn. Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn Kiểm tra phát hiện thấy hộ kinh doanh Nguyễn Thị Ngân đang bày bán 260 Bộ kiểm tra kháng nguyên Sars-Cov-2 (Bộ kit test nhanh Covid-19 loại ngậm miệng, hấp thụ nước bọt) sản xuất ngoài Việt Nam (trên bao bì sản phẩm in chữ nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam). Giá bán niêm yết ghi tại địa điểm kinh doanh  65.000 đồng/bộ, tổng trị giá số hàng hóa trên 16.900.000 đồng.

Bà Nguyễn Thị Ngân, đại diện hộ kinh doanh Nguyễn Thị Ngân, không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp và các giấy tờ có liên quan đến lô hàng hóa trên. Đội QLTT số 6 đã ban hành quyết định  tạm giữ tang vật để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

z3201791658495_6684c236682492840343c66dc39acd78.jpg
Công chức Đội QLTT số 6 kiểm tra hàng hóa tại hộ kinh doanh.

Trước đó, liên tiếp trong hai ngày 17/2 và 18/2, có 2 vụ vận chuyển thuốc nhập lậu do nước ngoài sản xuất, không có nguồn gốc xuất xứ cũng đã được Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Lạng Sơn phát hiện.

Cơ quan Công an đã thu giữ tổng cộng 800 hộp thuốc, đây là loại thuốc gần đây trên mạng xã hội được rao bán nhiều với quảng cáo phòng và chữa bệnh Covid-19.

Theo đó, khoảng 11h ngày 18/2, tại đường Chu Văn An, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tổ công tác Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Công an phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn tiến hành kiểm tra xe ô tô BKS 29H-562.78 do Hoàng Thuý Hạnh (SN 1991), trú tại xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn điều khiển, phát hiện và thu giữ trên xe giấu 400 hộp thuốc dạng viên con nhộng (loại 2 vỉ/hộp; 12 viên/vỉ), trên bao bì có chữ nước ngoài, quảng cáo dùng để uống phòng, chống dịch Covid-19.

Tất cả số hàng này Hạnh đều không có hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp. Hạnh khai nhận đã nhờ mua số hàng này từ Trung Quốc về với số tiền 26 triệu đồng để vừa sử dụng vừa bán kiếm lời.

Thu giữ nhiều kit test và thuốc điều trị Covid-19 không có nguồn gốc - Ảnh 3.

Những hộp thuốc chữ nước ngoài quảng cáo chữa Covid-19 không chứng từ.

 

Lúc 18h ngày 17/2, cũng tại địa điểm trên, tổ công tác đã phát hiện, thu giữ quả tang 400 hộp thuốc chữa Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ do Nguyễn Mạnh Cường (SN 1990), trú tại số 65, đường Đinh Tiên Hoàng, phường Chi Lăng, Lạng Sơn chở trên xe máy.

Đối tượng khai mua số hàng này trên mạng xã hội Facebook tổng số tiền 30 triệu đồng mang về để bán kiếm lời. Hiện, toàn bộ số hàng trên đã được tạm giữ, để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

Để ngăn chặn những mặt hàng thuốc, sản phẩm kit test Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ được đưa ra thị trường, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và kinh tế người tiêu dùng, ngày 22/2/2022, Tổng cục QLTT ban hành Công văn số 235/TCQLTT-CNV gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng kit test Covid-19.

Trong công văn, Tổng cục nêu rõ, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhu cầu mua kit test Covid-19 (Bộ xét nghiệm nhanh vius Sars-Cov-2) của người dân tăng cao. Thời gian gần đây, theo phản ánh của các phương tiện thông tin truyền thông, mạng xã hội, có hiện tượng một số đối tượng buôn bán mặt hàng kit test Covid-19 và các sản phẩm thuốc điều trị Covid-19 chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành, có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng.

Để đảm bảo quyền lợi, sức khỏe của người tiêu dùng, Tổng cục QLTT yêu cầu Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm các nội dung tại các công văn số 3005/TCQLTT-CNV ngày 30/12/2021 về việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19; Công văn số 846/TCQLTT-CNV ngày 10/5/2021 vể việc tiếp tục tăng cường công tác phòng chống dịch Covid-19 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, chỉ đạo các Đội QLTT chủ động thu thập thông tin, tăng cường công tác quản lý địa bàn để chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi buôn bán mặt hàng kit test Covid-19, thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng.

Thứ hai, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác  tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19, đồng thời yêu cầu cán bộ, công chức trong đơn vị thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng dẫn của ngành Y tế và Văn phòng Tổng cục QLTT.

 

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top