Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2020 | 10:38

Tết Nguyên đán – Cảnh báo về thực phẩm bẩn

Câu chuyện về ATTP vào những dịp lễ, Tết tưởng chỉ nói một lần là xong, nhưng cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, vấn đề ATTP lại nóng lên bởi lực lượng chức năng kiểm tra, thu giữ nhiều vụ vận chuyển, sản xuất thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Việc cảnh báo để người dân cảnh giác với thực phẩm bẩn luôn là nhiệm vụ của các cơ quan truyền thông.
 
Liên tục bắt giữ thực phẩm bẩn
 
Gần đây, 1.400 kg thịt bò nhập khẩu đã hết hạn sử dụng từ tháng 4 năm 2019, bốc mùi hôi thối đã bị lực lượng cảnh sát giao thông và Đội quản lý thị trường số 26 Hà Nội phát hiện và thu giữ khi kiểm tra xe tải chạy quá tốc độ trên đường Cienco5, quận Hà Đông.
 
tpb1.jpg
Thịt bò bẩn được các lực lượng chức năng Hà Nội tiêu hủy
 Sáng 21/12, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế - ma túy Công an huyện Thạch Hà bất ngờ kiểm tra, đã bắt quả tang hộ ông Phạm Lĩnh (thôn Hương Mỹ, xã Tân Lâm Hương) đã và đang chế biến 120 kg mỡ động vật không đảm bảo vệ sinh.
 
Số mỡ này không có nguồn gốc xuất xứ, không được bảo quản đúng quy trình và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ông Phạm Lĩnh không xuất trình được bất cứ hồ sơ thủ tục pháp lý nào liên quan đến hoạt động chế biến, kinh doanh mỡ động vật của mình.
 
Số mỡ trên do gia đình ông Lĩnh trực tiếp thu từ một lò mổ trên địa bàn mang về chế biến để bán cho một người ở Hà Nội. Hiện lực lượng chức năng đã lập biên bản để xử lý theo quy định.
 
Trước đó, ngày 15/12, Phòng Cảnh sát Môi trường Công an Hà Tĩnh phối hợp với lực lượng chức năng khác đã phát hiện gia đình bà Trần Thị Thủy (53 tuổi, trú xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà) chế biến 700kg mỡ bẩn.
 
bà-thủy.jpg
Nơi chế biến mỡ bận của gia đình bà Thủy

 

Ngày 16/12, tại khối phố 5, phường An Sơn, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, tổ công tác Phòng phối hợp với Chi cục chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Nam kiểm tra, bắt quả tang xe khách mang BKS: 77B-008.06 đang tiến hành bốc 4 bao tải màu trắng bên trong có chứa sản phẩm động vật là mỡ lợn với tổng trọng lượng 240 kg từ cơ sở chế biến sản phẩm mỡ động vật do bà Hồ Thị Xuân (41 tuổi làm chủ).
 
bà-xuân.jpg
Lực lượng chức năng kiểm tra số mỡ tại nhà bà Xuân
 
Kiểm tra nơi chế biến của bà Xuân, Tổ công tác đã phát hiện cơ sở đang sơ chế mỡ lợn bằng dụng cụ dao đã bị rỉ sét và để trực tiếp dưới nền nhà không đảm bảo về an toàn thực phẩm. Bên canh đó kho đông lạnh bảo quản thực phẩm gồm mỡ, da lợn (khoảng 540kg mỡ, da lợn) không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
 
Số sản phẩm trên trên bà Xuân khai mua từ các tiểu thương và các lò giết mổ tập trung trên địa bàn TP. Tam Kỳ và huyện Phú Ninh sau đó đem về chế biến để bán kiếm lời.
 
Trước đó, đơn vị quản lý thị trường các tỉnh, thành cũng đã bắt giữ và tiêu hủy số lượng lớn thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Điển hình như: Cục quản lý thị trường Hà Giang đã thu giữ 1,2 tấn các loại sủi cảo, chả cá dạng viên có xuất xứ nước ngoài không có hoá đơn, chứng từ liên quan.
 
Lực lượng chức năng cũng phát hiện một tấn rưỡi thực phẩm nhập lậu bao gồm ô mai, ngô cay,  kẹo mềm tại tỉnh Bình Dương, ngăn chặn và tiêu hủy 2 tạ thực phẩm và một lượng lớn củ cải khô, dầu hào không rõ nguồn gốc tại tỉnh Lạng Sơn.
 
Đẩy mạnh công tác kiểm tra kiểm soát thực phẩm bẩn
 
Ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), cho biết, cuối năm, nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao, do đó, hoạt động vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi.
 
tpb2.jpg
Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương
 
Các sản phẩm gian lận thương mại có thể được trà trộn và xâm nhập vào nhiều kênh tiêu thụ, từ bán lẻ ngoài đường phố, chợ dân sinh đến các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng khách sạn  nếu đầu vào không kiểm soát tốt.
 
Cũng theo ông Trần Hữu Linh, cuối năm nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao, do đó, hoạt động vận chuyển, kinh doanh thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi.
 
Các sản phẩm gian lận thương mại có thể được trà trộn và xâm nhập vào nhiều kênh tiêu thụ, từ bán lẻ ngoài đường phố, chợ dân sinh đến các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng khách sạn  nếu đầu vào không kiểm soát tốt.
 
Dịp cuối năm nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của người dân tăng cao, nhất là các sản phẩm được chế biến từ các loại thịt gia súc, một số đối tượng đã nhân cơ hội này để tìm mua những loại gia súc gia cầm bệnh dịch hay không rõ nguồn gốc xuất xứ từ các nơi về để chế biến thành những loại thực phẩm chín như giò, chả…
 
Nếu không có các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát thì những loại thực phẩm bẩn này chỉ qua một vài dung dịch hay chất phụ gia sẽ biến thực phẩm ôi thiu, bẩn thành những loại thực phẩm thơm ngon, được đưa ra ngoài thị trường để tiêu thụ.
 
Người tiêu dùng chính là người chịu hậu quả từ những sản phẩm được chế biến không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, do các đối tượng kinh doanh không có đạo đức tạo ra, điều này sẽ dẫn đến hậu quả không lường về sức khỏe của nhân dân.
 
Xử lý và xử lý thật nghiêm những đối tượng vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm là rất cần thiết. Để bảo đảm sức khỏe cho nhân dân và để có một mùa xuân được bình an, thiết nghĩ, cần phải có chế tài mạnh để xử lý thật nghiêm những đối tượng kinh doanh, vận chuyển và chế biến các sản phẩm thực thẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh này.
 
 
 
Ngọc Thủy (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
Top