Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 6 tháng 5 năm 2021 | 14:16

Thăm Quảng Trị anh hùng

Không chỉ là một phần lịch sử oai hùng của dân tộc, giờ đây, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, Đường 9, Trung tâm di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị… còn là động lực để các thế hệ sau này quyết tâm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

t14.jpg
Hướng dẫn viên mời đoàn xếp hàng ngay ngắn trước khi bắt đầu các nghi thức thăm viếng tại Đài tưởng niệm.

 

Mảnh đất một thời bom đạn và bi hùng

Đến thăm Trung tâm di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị vào những ngày cuối tháng Tư lịch sử, chúng tôi chứng kiến nhiều đoàn người từ khắp nơi về đây dâng hương, dâng hoa để tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong cuộc chiến 81 ngày đêm của quân và dân ta chống lại cuộc tái chiếm Thành cổ của quân đội Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa mùa hè năm 1972.

Theo chân đoàn thăm viếng của nhân dân quận Sơn Trà (Đà Nẵng) do ông Phạm Văn Thơ làm trưởng đoàn, chúng tôi được hướng dẫn viên của Ban quản lý Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị dẫn vào dâng hương, dâng hoa.

Với sự hướng dẫn của hướng dẫn viên, từng thành viên trong đoàn kính cẩn, nghiêng mình thắp nén hương thơm và nghe lại lịch sử của Thành cổ Quảng Trị - nơi đã đi vào lịch sử dân tộc.

Qua lời giới thiệu của hướng dẫn viên, cho đến nay vẫn chưa thể xác định được bao nhiêu người đã hy sinh trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ấy, nhưng chắc chắn một điều rằng, những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh khi tóc vẫn còn xanh. Và, giờ đây, họ đang được yên nghỉ trong “nấm mồ chung” tại Trung tâm di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.

“Nấm mồ chung” đã khiến một cựu chiến binh khi trở lại đây phải nghẹn ngào và nhắn nhủ: “Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi/Cho đồng đội tôi nằm yên dưới cỏ/Trời Quảng Trị trong xanh và lộng gió/Dẫu ồn ào đừng lay mạnh hàng cây/Nhẹ bước chân và nói khẽ thôi/Thành cổ rộng sao đồng đội tôi nằm chật/Một tấc đất là một cuộc đời có thật/Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào…”, hướng dẫn viên xúc động đọc lại bài thơ.

Trong cuộc thăm viếng này, ông Phạm Văn Thơ chia sẻ, chúng tôi thay mặt cho nhân dân quận Sơn Trà về đây nghiêng mình thành kính thắp nén hương thơm tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trong trận chiến đấu ác liệt diễn ra trong 81 ngày đêm để bảo vệ Thành cổ Quảng Trị. Mỗi người chúng tôi ở đây và nhân dân quận Sơn Trà vô cùng xúc động, biết ơn trước sự hy sinh của hàng nghìn anh hùng liệt sỹ năm xưa.

 

t14a.jpg
Nhiều thân nhân và người dân đến thăm viếng mộ liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

 

Tham gia trong đoàn thăm viếng tại Trung tâm di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị của một công ty bảo hiểm, bạn Hà (27 tuổi, đến từ Quảng Trị) cho biết, công ty thường xuyên tổ chức các buổi thăm viếng tại những địa điểm như Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9… Qua những chuyến thăm viếng ấy, các thành viên trong nhóm được biết rõ hơn sự hy sinh của thế hệ cha ông trong cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.

Ghi nhớ và là động lực cho thế hệ sau

Bà Đoàn Thị Yến (54 tuổi, ở xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị) đến thăm viếng mộ người thân đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Đường 9. Trong ánh mắt còn đỏ hoe, ngấn lệ, bà Yến sụt sùi chia sẻ, người anh của bà đã hy sinh cùng hàng nghìn, hàng triệu anh hùng liệt sỹ khác trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bà và thân nhân khác sẽ không bao giờ quên được nỗi đau thương, mất mát này. Nhưng, bà Yến luôn thầm dặn lòng và nhắc nhở với các con rằng phải cố gắng sống, học tập thật tốt để bảo vệ, xây dựng quê hương, đất nước mà thế hệ cha anh đã dùng xương máu để giành lại.

Tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn, bà Trương Thị Nghĩa (63 tuổi, đến từ huyện Quỳ Hợp, Nghệ An) đang cùng nhiều người thân trong gia đình đi tìm phần mộ của liệt sỹ Trương Xuân Hồng, anh trai bà Nghĩa.

Bà Nghĩa ngậm ngùi cho biết, liệt sỹ Trương Xuân Hồng hy sinh từ năm 1969 và cho đến nay gia đình vẫn chưa tìm thấy phần mộ. Gia đình bà đã đi tìm kiếm phần mộ của anh Hồng ở rất nhiều nơi và qua nhiều thông tin, họ biết được liệt sỹ Trương Xuân Hồng đang yên nghỉ ở đây.

 

t14b.jpg
Nhóm học sinh lớp 10A2, trường THPT Gio Linh đến quay video làm tư liệu cho bài tập môn lịch sử tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.

 

Dẫu vậy, phần mộ mà gia đình bà Nghĩa tìm thấy tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn có một số thông tin chưa trùng khớp. “Sau lần này, chúng tôi sẽ tiếp tục xác minh lại những thông tin chưa trùng khớp và hy vọng lần này tôi sẽ tìm thấy anh. Nếu đúng là anh, chúng tôi sẽ tiến hành các thủ tục đưa anh về quê nhà an nghỉ để tiện bề thăm viếng”, bà Nghĩa nói.

Trong quá trình đi tìm hài cốt của anh trai, bà Nghĩa và người thân gặp được những cảnh đời như mình. Bà thấu cảm với họ và chia sẻ thêm, việc tìm kiếm phần mộ của các liệt sỹ còn bị thất lạc sẽ không dừng lại vì các thân nhân không bao giờ quên đi nỗi đau thương mất mát này nhưng họ thầm nhủ, sẽ sống thật tốt để người thân của mình được an nghỉ.

Em Trần Thanh Huyền, học sinh lớp 10 A2, Trường THPT Gio Linh (Quảng Trị) đang cùng nhóm bạn quay video làm tư liệu để hoàn thành bài tập môn lịch sử tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn chia sẻ, Quảng Trị là nơi có thời tiết khắc nghiệt, chỉ có nắng và gió nhưng em luôn tự hào vì quê mình là mảnh đất xứng danh anh hùng.

Tiếp lời Huyền, các em Phan Văn Tiến, Nguyễn Thanh Hoài, Nguyễn Anh Vũ (đều là học sinh lớp 10A2, Trường THPT Gio Linh)  xúc động nói: Chúng em biết ơn các anh hùng đã chiến đấu, anh dũng hy sinh để giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Chúng em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước mai sau.

Nhóm học sinh lớp 10A2, trường THPT Gio Linh đến quay video làm tư liệu cho bài tập môn lịch sử tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn.

Quảng Trị có 2 nghĩa trang liệt sỹ quốc gia là Trường Sơn và Đường 9 cùng 70 nghĩa trang liệt sỹ ở các địa phương, với hơn 61.500 mộ liệt sỹ. Trong đó, có hơn 54.200 mộ liệt sỹ được quy tập chăm sóc tại các nghĩa trang liệt sỹ và 7.100 mộ liệt sỹ do thân nhân các liệt sỹ quản lý và chăm sóc. Ngoài ra, còn có 45 công trình nhà bia đánh dấu các địa danh, sự kiện, khắc tên các Anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên mảnh đất này.

Trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, Phó trưởng ban Ban quản lý nghĩa trang và đón tiếp thân nhân liệt sỹ Quảng Trị Hoàng Văn Minh cho biết, Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn có 10.263 ngôi mộ liệt sĩ, có 68 ngôi mộ chưa biết tên và nhiều mộ vẫn chưa tìm được thân nhân.

Năm 2019 – 2020, có 130 mộ liệt sỹ tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn được thân nhân đưa về quê hương. Nhiều thân nhân sau khi tìm thấy vẫn để các liệt sỹ yên nghỉ tại đây vì nhiều lý do khác nhau.

 

 

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, niềm tự hào của người dân Hải Phòng

    Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị, văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng 5 gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

  • Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024: Nơi gặp gỡ giữa những người yêu sách

    Hội Sách Hải Phòng 2024 với hơn 20 gian hàng và khoảng 12.000 đầu sách, nhiều thể loại sách phong phú, đa dạng được giới thiệu đến nhân dân thành phố Cảng.

  • Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Khai hội Du lịch Cửa Lò năm 2024

    Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch Cửa Lò 2024 gắn với sự kiện công bố, đón nhận quyết định công nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương (phường Nghi Thủy).

Top