Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 24 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 20 tháng 9 năm 2019 | 10:4

Thành phố Bắc Kinh đầu tư gần 120 triệu USD vào ngành nuôi lợn

Nguồn cung lợn ở Trung Quốc hiện đã giảm đi đáng kể do nhiều yếu tố, trong đó có dịch tả lợn châu Phi và chi phí chăn nuôi cao khiến giá thịt lợn tăng mạnh.

lon.jpg

Thành phố Bắc Kinh sẽ đầu tư lớn vào ngành nuôi lợn. (Ảnh: AFP/TTXVN)

 

Ngày 19/9, Cơ quan Tài chính thành phố Bắc Kinh cho biết thành phố có kế hoạch đầu tư 850 triệu nhân dân tệ tương đương 119,82 triệu USD vào ngành chăn nuôi lợn trong vòng ba năm tới.

Khoản đầu tư trên sẽ tập trung vào việc nâng cấp và xây dựng lại các trang trại nuôi lợn.

Ngoài ra, thành phố Bắc Kinh cũng thông báo kế hoạch đầu tư 150 triệu nhân dân tệ vào việc xử lý phân thải hàng năm và cung cấp các khoản vay có bảo đảm cho các trang trại nuôi lợn.

Nguồn cung lợn ở Trung Quốc giảm đi đáng kể do nhiều yếu tố, trong đó có dịch tả lợn châu Phi và chi phí chăn nuôi cao khiến giá thịt lợn tăng mạnh.

Cùng ngày, Trung Quốc đã đưa ra thị trường 10.000 tấn thịt lợn từ kho dự trữ trung tâm nhằm tăng nguồn cung trên thị trường và đảm bảo nguồn cung cấp thịt trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh sắp tới.

Theo một thông báo đăng trên website của Bộ Thương mại Trung Quốc, Bắc Kinh cũng đã xuất 2.400 tấn thịt bò và 1.900 tấn thịt cừu từ kho dự trữ quốc gia trong tháng này.

Bộ trên cũng cho biết nhờ lượng thịt nhập khẩu tăng mạnh và lượng thịt đông lạnh trong khi dự trữ vẫn còn nhiều, nên nguồn cung vẫn được đảm bảo.

Bắc Kinh đang đưa ra một loạt các biện pháp để góp phần khôi phục sản lượng lợn và đảm bảo nguồn cung thịt, đặc biệt là trong các kỳ nghỉ lễ, thời điểm mà nhu cầu thường tăng cao.

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ thịt lợn nhiều nhất thế giới, với khoảng 54 triệu tấn được tiêu thụ trong năm 2018./.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Hội Làm vườn Việt Nam: Nước rút thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và thi đua phát triển kinh tế VAC

    Năm 2024 là nước năm nước rút để thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ VII, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ VIII và kỷ niệm 40 năm thành lập Hội Làm vườn Việt Nam vào đầu năm 2026. Phát huy những kết quả đạt được thời gian qua, Hội Làm vườn Việt Nam sẽ tích cực triển khai kế hoạch, nội dung hoạt động năm 2024.

  • Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Phát triển nông nghiệp tuần hoàn, hướng đi tất yếu

    Tại Hội thảo về nông nghiệp tuần hoàn, nằm trong khuôn khổ của Hội chợ Nông nghiệp, Xúc tiến thương mại khu vực ĐBSCL - Đồng Tháp năm 2024 (Mekong Agri Expo 2024), nhiều chuyên gia cho rằng, phát triển nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và giảm lượng chất thải ra môi trường.

  • HLV và TT Thanh Hoá: Giúp hội viên xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến xuất khẩu

    HLV và TT Thanh Hoá: Giúp hội viên xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến xuất khẩu

    Xác định xây dựng mã số vùng trồng, trồng trọt theo quy trình VietGAP sẽ giúp nông sản tăng sức cạnh tranh; xây dựng thương hiệu, sản phẩm dễ dàng tiêu thụ, từ đó nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân, Hội Làm vườn và Trang trại (HLV-TT) tỉnh Thanh Hoá đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Top